Mẫu báo cáo giám sát an toàn vĩ mô hệ thống và nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng từ 01/9/2022?

Xin chào ban tư vấn. Tôi muốn xin mẫu báo cáo giám sát an toàn vĩ mô hệ thống và nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài năm 2022? Mong ban tư vấn hỗ trợ cung cấp giúp tôi. Cảm ơn ban tư vấn rất nhiều.

Nội dung giám sát an toàn vĩ mô đối với hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài?

Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định về nội dung giám sát an toàn vĩ mô đối với hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cụ thể như sau:

"Điều 15. Nội dung giám sát an toàn vĩ mô đối với hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô giám sát rủi ro thông qua một hoặc một số hoặc tất cả các nội dung sau đây:
1. Phân tích, nhận định mức độ lành mạnh tài chính nhằm phát hiện rủi ro ảnh hưởng đến an toàn hệ thống bao gồm:
a) Phân tích, nhận định về tình hình vốn chủ sở hữu, mức độ an toàn vốn, tình hình huy động vốn, sử dụng vốn;
b) Phân tích, nhận định về tình hình thanh khoản;
c) Phân tích, nhận định về nợ xấu, chất lượng tài sản;
d) Phân tích, nhận định về hoạt động liên ngân hàng;
đ) Phân tích, nhận định về kết quả hoạt động kinh doanh; lãi dự thu.
Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô sử dụng các ngưỡng thay đổi phù hợp với đặc điểm của đối tượng giám sát an toàn vĩ mô để đánh giá về rủi ro ảnh hưởng đến an toàn hệ thống. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định các ngưỡng thay đổi của các khoản mục nêu trên.
2. Phân tích, nhận định các diễn biến kinh tế vĩ mô, tác động của các lĩnh vực khác trong nền kinh tế có nguy cơ ảnh hưởng đến mức độ ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Kiểm tra sức chịu đựng định kỳ hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, bao gồm các nội dung tối thiểu sau:
a) Kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng thông qua phân tích, dự báo về diễn biến nợ xấu theo các kịch bản kinh tế vĩ mô, tác động của các giả định về chuyển nhóm nợ, giả định về khách hàng lớn mất khả năng trả nợ;
b) Kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro thị trường thông qua phân tích tác động theo các kịch bản biến động về tỷ giá, lãi suất lên mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống, nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro lan truyền liên ngân hàng;
d) Kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro thanh khoản thông qua phân tích khả năng thanh khoản trong trường hợp xảy ra hiện tượng rút tiền hàng loạt.
4. Trong trường hợp cần thiết hoặc theo yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô thực hiện phân tích, nhận định về khả năng xảy ra khủng hoảng hệ thống ngân hàng và biện pháp ứng phó.
5. Đối với nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô thực hiện giám sát tối thiểu các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và thực hiện kiểm tra sức chịu đựng theo định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất khi phát sinh nhận định về rủi ro hệ thống theo yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô dựa vào các chỉ tiêu về quy mô, tính liên kết lẫn nhau, khả năng thay thế để lập danh sách các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành trước 31 tháng 3 hằng năm.
6. Đối với nhóm quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô thực hiện tối thiểu các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
7. Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định các nội dung giám sát khác phù hợp với nhu cầu và nguồn lực của đơn vị."

Mẫu báo cáo giám sát an toàn vĩ mô hệ thống và nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài năm 2022?

Mẫu báo cáo giám sát an toàn vĩ mô hệ thống và nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng từ 01/9/2022?

Lập báo cáo giám sát an toàn vĩ mô và đề xuất, thực hiện biện pháp xử lý thế nào?

Đối với quy định về lập báo cáo giám sát an toàn vĩ mô và đề xuất, thực hiện biện pháp xử lý thì tại Điều 16 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định như sau:

"Điều 16. Lập báo cáo giám sát an toàn vĩ mô và đề xuất, thực hiện biện pháp xử lý
1. Trên cơ sở kết quả giám sát rủi ro theo quy định tại Mục 2 Chương này và căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô tiến hành:
a) Lập báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đột xuất hoặc định kỳ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Đề xuất đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô nghiên cứu, xem xét áp dụng biện pháp xử lý quy định tại Chương V Thông tư này đối với đối tượng giám sát ngân hàng (nếu cần thiết).
2. Nguyên tắc lập, gửi báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đột xuất:
a) Báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đột xuất phải được lập khi đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô phát hiện các rủi ro có ảnh hưởng đến sự an toàn hoặc có nguy cơ gây ra khủng hoảng ngân hàng của hệ thống, nhóm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc khi có yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
b) Báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đột xuất được phê duyệt và gửi cấp có thẩm quyền theo nguyên tắc:
(i) Báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đột xuất phải được phê duyệt bởi Lãnh đạo đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô;
(ii) Báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đột xuất được lập theo yêu cầu của Thống đốc thì phải được gửi đến Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, xử lý;
(iii) Căn cứ kiến nghị tại báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đột xuất và thẩm quyền giải quyết kiến nghị theo quy định của pháp luật, báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đột xuất phải được gửi đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét, quyết định.
3. Nguyên tắc lập, gửi báo cáo giám sát an toàn vĩ mô định kỳ:
a) Báo cáo giám sát an toàn vĩ mô 6 tháng đầu năm phải được hoàn thành trước ngày 31 tháng 8 trong năm. Báo cáo giám sát an toàn vĩ mô hằng năm được hoàn thành trước ngày 15 tháng 4 năm tiếp theo;
b) Báo cáo giám sát an toàn vĩ mô định kỳ được phê duyệt và gửi cấp có thẩm quyền theo nguyên tắc:
(i) Báo cáo giám sát an toàn vĩ mô được phê duyệt bởi Lãnh đạo đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô và được gửi đến Lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước để báo cáo;
(ii) Trường hợp báo cáo giám sát an toàn vĩ mô kiến nghị biện pháp xử lý đối với cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thì báo cáo giám sát an toàn vĩ mô phải được trình cấp có thẩm quyền đó để xem xét, quyết định."

Mẫu báo cáo giám sát an toàn vĩ mô hệ thống và nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài năm 2022?

Mẫu báo cáo giám sát an toàn vĩ mô hệ thống và nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cung cấp tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-NHNN cụ thể như sau:

Tải Mẫu báo cáo giám sát an toàn vĩ mô hệ thống và nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài năm 2022: Tại đây.

Thông tư 08/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ 01/9/2022.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,141 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào