Ly thân và ly hôn có giống nhau không? Điểm giống nhau và khác nhau giữa ly thân và ly hôn như thế nào?

Ly thân và ly hôn có giống nhau không? Điểm giống nhau và khác nhau giữa ly thân và ly hôn như thế nào?

Ly thân và ly hôn có giống nhau không? Điểm giống nhau và khác nhau giữa ly thân và ly hôn như thế nào?

Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có quy định rõ về trường hợp cụ thể về ly thân. Ly thân là một thuật ngữ xã hội chứ không phải là thuật ngữ có tính chất pháp lý.

- Tuy nhiên, trên thực tế có thể hiểu ly thân là việc vợ chồng chưa thực hiện thủ tục ly hôn và không sống cùng nhau hoặc sống cùng nhau nhưng không có quan hệ vợ chồng, không tham gia sinh hoạt chung, không giao tiếp.

Lưu ý: Mặc dù trên thực tế ly thân chưa được pháp luật công nhận nhưng đây là căn cứ để xác định tình trạng hôn nhân giữa vợ và chồng có trầm trọng hay không.

Căn cứ khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn như sau:

Giải thích từ ngữ
...
14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Như vậy, là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Do đó, ly thân và ly hôn là 02 khái niệm khác nhau.

Theo những quy định đã nêu trên, có thể phân biệt điểm giống nhau và khác nhau giữa ly thân và ly hôn như sau:

(1) Điểm giống nhau

- Về căn cứ ly thân và ly hôn: mâu thuẫn vợ chồng làm cho quan hệ hôn nhân lâm vào tình trạng nghiêm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài và mục đích hôn nhân không đạt được tuy nhiên xét về mức độ trầm trọng thì ly thân chưa đến mức để đôi bên phải ly hôn.

- Về mặt tình cảm của hai vợ chồng: tình cảm của hai bên vợ chồng đều đã không còn mặn nồng với cuộc hôn nhân, đã đến mức không còn muốn chung sống, không còn tôn trọng nhau và không muốn sinh hoạt cùng nhau như cặp vợ chồng khác.

(2) Điểm khác nhau:

Tiêu chí

Ly thân

Ly hôn

Khái niệm

Ly thân là tình trạng hai bên vợ chồng vẫn chưa chấm dứt quan hệ hôn nhân và có nghĩa vụ đối với con chung, tài sản chung và những nghĩa vụ khác trong quan hệ hôn nhân, nhưng không còn nghĩa vụ sống chung với nhau.

Ly hôn là tình trạng hai vợ chồng đã thực sự chấm dứt quan hệ hôn nhân và không còn nghĩa vụ sống chung, tài sản chung và phải giải quyết nuôi con sau ly hôn.

Thủ tục tiến hành

- Không cần tuân theo trình tự thủ tục mà dựa trên sự thỏa thuận của vợ chồng.

- Bắt buộc phải tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định tại Điều 51, 55, 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 theo từng trường hợp.

- Trình tự thủ tục được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Quan hệ nhân thân

- Ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng.

- Các quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng vẫn được pháp luật bảo vệ.(không sống cùng nhau hoặc sống cùng nhau nhưng không sinh hoạt chung)

Quan hệ hôn nhân chấm dứt, các quyền và nghĩa vụ về nhân thân bị chấm dứt hoàn toàn.

Quan hệ pháp lý

- Vẫn còn quan hệ vợ chồng theo giấy chứng nhận kết hôn.

- Có quyền và nghĩa vụ với nhau như các cặp vợ chồng khác.

Không còn quan hệ vợ chồng sau khi có tuyên bố hoàn thiện thủ tục ly hôn.

Quan hệ tài sản

Do vẫn còn tồn tại quan hệ hôn nhân, nếu không có thỏa thuận khác của vợ và chồng thì tài sản phát sinh trong giai đoạn ly thân vẫn là tài sản chung.

- Tài sản được chia theo thỏa thuận của vợ chồng hoặc bản án của Tòa án.

- Tài sản sau khi ly hôn là tài sản riêng.

Con chung

- Cả vợ chồng có quyền thỏa thuận ai có quyền nuôi con.

- Tuy nhiên cha mẹ vẫn phải có trách nhiệm châm sóc và giáo dụng con vì vẫn còn trong thời kỳ hôn nhân.

- Khi tiến hành thủ tục ly hôn, con chung sẽ được vợ chồng thỏa thuận ai có quyền trông nom, nuôi dưỡng và giáo dục con.

- Nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án quyết định.

Hậu quả pháp lý

- Ly thân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật.

- Trong giai đoạn ly thân vợ hoặc chồng không có quyền kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác vì họ vẫn là người đang có vợ/có chồng.

- Về mặt pháp luật hai bên vẫn có trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau.

-Khi bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực chính là thời điểm phát sinh hệ quả pháp lý.

- Ly hôn làm chấm dứt quan hệ nhân thân của vợ chồng, quan hệ vợ chồng, quyền và nghĩa vụ nhân thân đi kèm chưa tài sản, nuôn con chung và các vấn đề khác có liên quan.

Ly thân và ly hôn có giống nhau không? Điểm giống nhau và khác nhau giữa ly thân và ly hôn như thế nào?

Ly thân và ly hôn có giống nhau không? Điểm giống nhau và khác nhau giữa ly thân và ly hôn như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Vợ chồng ly thân có nghĩa vụ và quyền đối với con ra sao?

Vợ chồng ly thân về mặt pháp lý họ vẫn là vợ chồng hợp pháp có quyền và nghĩa vụ với con theo quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

- Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

- Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

- Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

- Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Vợ chồng ly thân có quyền và nghĩa vụ với nhau như thế nào?

Tuy vợ chồng không còn chung sống và tình cảm với nhau, nhưng về mặt pháp lý họ vẫn là vợ chồng hợp pháp có quyền và nghĩa vụ trong thời kỳ hôn nhân theo quy định của pháp luật.

Chính vì vậy, việc vợ chồng ly thân không làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hôn nhân. Vợ chồng ly thân có quyền và nghĩa vụ với nhau theo các nội dung căn cứ tại Chương 3, Chương 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

(1) Quyền và nghĩa vụ về nhân thân:

- Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. (Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

- Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng. (Điều 18 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

- Tình nghĩa vợ chồng. (Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

- Lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng (Điều 20 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

- Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng. (Điều 21 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng. (Điều 22 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

- Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. (Điều 23 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

(2) Đại diện giữa vợ và chồng. (Mục 2 Chương 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

(3) Chế độ tài sản của vợ chồng. (Mục 3 Chương 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

(4) Quyền và nghĩa vụ với con cái. (Mục 1 Chương 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
1,052 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào