Lương giáo viên, nhân viên trường học sẽ được ưu tiên xếp mức cao nhất khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Lương giáo viên, nhân viên trường học sẽ được ưu tiên xếp mức cao nhất khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều ngày 7/11/2023, Kỳ họp Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trả lời chất vấn, trong đó đề cập đến xây dựng tiền lương giáo viên, nhân viên trường học như sau:
Trước hết, về tiền lương giáo viên, Bộ Nội vụ cho biết sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát lại các quy định về tiền lương, nhất là tiền lương mới và các phụ cấp, dự kiến phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất đối với nhà giáo để trình cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định. Thực hiện xây dựng bảng lương mới căn cứ cơ sở vị trí việc làm trên nguyên tắc tại Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 tính chất công việc, thực hiện ưu đãi nghề.
Trên cơ sở Nghị quyết 29/NQ-TW năm 2013, bảo đảm tiền lương cơ bản, cùng với phụ cấp sẽ có cao hơn bảng lương hành chính sự nghiệp. Khi tổ chức thực hiện sẽ có quan tâm đến lương giáo viên nói chung và lương giáo viên mầm non nói riêng.
Thứ hai, về vấn đề tiền lương nhân viên trường học, Bộ trưởng cho biết hiện nay nhân viên trường học gồm thủ quỹ, kế toán, văn thư có 150.000 viên chức. Chế độ lương với nhân viên trường còn rất thấp, chưa đảm bảo lương tối thiểu vùng theo quy định.
Thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ đề nghị địa phương tổng rà soát nhân viên trường học, có phương án sắp xếp đúng danh mục vị trí việc làm để cải cách tiền lương với nhóm này.
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, các đối tượng này đang là viên chức, họ không hưởng phụ cấp công vụ 25% nên tới đây xếp sang chính sách tiền lương mới sẽ thiệt thòi. Trong khi đó, nhiều đơn vị, địa phương, Bộ, ngành chưa hướng dẫn thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức với những nhân viên này.
Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ sẽ rà soát để xét thăng hạng cho nhân viên là viên chức trong trường học, đảm bảo khi thực hiện cải cách tiền lương có điều kiện xếp lương cho họ tốt hơn.
>> Xem thêm: Tiền lương giáo viên 2024 có phụ cấp sẽ cao hơn bảng lương hành chính sự nghiệp khi cải cách tiền lương?
>>> Xem thêm: Tăng lương tối thiểu vùng 2024 lên 6% từ ngày 01/7/2024
Lương giáo viên, nhân viên trường học sẽ được ưu tiên xếp mức cao nhất khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Lương giáo viên năm 2024 khi cải cách tiền lương được tính như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Phân II Nghị Quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu rõ như sau:
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Đồng thời, tại Nghị Quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nội dung như sau:
c) Xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Theo đó, cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương mà thay bằng số tiền cụ thể. Tiền lương giáo viên từ ngày 01/7/2024 (thời điểm thực hiện cải cách tiền lương) sẽ được tính theo công thức:
Tiền lương theo vị trí việc làm = Lương cơ bản + các khoản phụ cấp (nếu có) + tiền thưởng (nếu có)
Phụ cấp của giáo viên khi cải cách tiền lương 2024 sẽ ra sao?
Căn cứ tại tiểu mục d Mục 3 Nghị Quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì sau cải cách tiền lương sẽ thay đổi quy định đối với các loại phụ cấp, trong đó đáng lưu ý là giáo viên sẽ bị bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề.
Như vậy, sau cải cách tiền lương, giáo viên có thể sẽ được hưởng các loại phụ cấp sau:
- Phụ cấp ưu đãi nhà giáo
- Phụ cấp đặc thù
- Phụ cấp cho giáo viên dạy người khuyết tật
- Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
Việc thay đổi phụ cấp ảnh hưởng đến thu nhập từ của nhà giáo như sau:
(1) Giảm thu nhập từ phụ cấp ưu đãi nhà giáo
Tiểu mục 2 Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định về cách tính mức phụ cấp dành cho các giáo viên tại các cơ sở giáo dục công lập như sau:
Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi. |
Như vậy, khi bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì mức phụ cấp ưu đãi được hưởng của giáo viên sẽ mất đi số % (quy theo hệ số) phụ cấp chức vụ lãnh đạo
Dẫn đến có thể giảm phụ cấp ưu đãi của giáo viên do mất đi % (quy theo hệ số) phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có).
(2) Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm
Tại Nghị quyết 27 cũng đã đề cập là sẽ tiến hành gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...).
(3) Bỏ khoản thu nhập đến từ phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp chức vụ lãnh đạo
Tại tiểu mục d Mục 3 Phần II Nghị Quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu rõ sau cải cách tiền lương, giáo viên sẽ bị bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.