Lùi thời gian đóng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh đến ngày bao nhiêu?
Lùi thời gian đóng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp tại TP.HCM đến ngày bao nhiêu?
Ngày 11/09/2023, Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Công văn 1064/LĐLĐ-TC năm 2023 thông báo việc lùi đóng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.
Theo Công văn 1064/LĐLĐ-TC năm 2023, việc lùi đóng kinh phí công đoàn được thực hiện như sau:
Căn cứ Quyết định số 7823/QĐ-TLĐ ngày 31 tháng 8 năm 2023 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc lùi đóng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng (sau đây gọi tắt là Công văn số 7823/QĐ-TLĐ).
Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh triển khai đến Liên đoàn Lao động Thành phố Thủ Đức và quận, huyện, Công đoàn ngành, sở, khối, Tổng công ty và cấp trên tương đương, các công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là các đơn vị) triển khai thực hiện như sau:
1. Đồng ý cho các doanh nghiệp bị giảm từ 50% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm tháng 01/01/2023 (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương) do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng được lùi đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31/12/2023.
2. Giao công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp cơ sở xem xét, xác định và chịu trách nhiệm về việc quyết định cho doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng được lùi đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31/12/2023 và báo cáo tình hình thực hiện về Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh (qua Ban Tài chính) trước 15/01/2024.
Theo đó, tại Công văn 1064/LĐLĐ-TC năm 2023, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh triển khai đến Liên đoàn Lao động Thành phố Thủ Đức và quận, huyện, Công đoàn ngành, sở, khối, Tổng công ty và cấp trên tương đương, các công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là các đơn vị) triển khai thực hiện như sau:
- Đồng ý cho các doanh nghiệp bị giảm từ 50% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm tháng 01/01/2023 (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương) do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng được lùi đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31/12/2023.
- Giao công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp cơ sở xem xét, xác định và chịu trách nhiệm về việc quyết định cho doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng được lùi đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31/12/2023 và báo cáo tình hình thực hiện về Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh (qua Ban Tài chính) trước 15/01/2024.
Lùi thời gian đóng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp tại TP.HCM đến ngày bao nhiêu?
Mức đóng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp năm 2023 được quy định như thế nào?
Mức đóng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp được quy định tại Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP như sau:
Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn
Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Riêng đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân.
Theo đó, mức đóng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động. Quỹ tiền lương trên là tổng mức tiền lương của người lao động thuộc đối tượng đóng BHXH theo quy định pháp luật.
Phương thức đóng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp bao gồm những phương thức nào?
Tại Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về phương thức đóng kinh phí công đoàn như sau:
Phương thức đóng kinh phí công đoàn
1. Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn tại ngân hàng.
2. Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
3. Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.
Theo quy định trên, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng với thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động.
Ngoài ra, tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.