Luật sư xúc phạm người tiến hành tố tụng từ ngày 15/11/2024 thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Luật sư xúc phạm người tiến hành tố tụng từ ngày 15/11/2024 thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Luật sư xúc phạm người tiến hành tố tụng từ ngày 15/11/2024 thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm a khoản 6 Điều 1 Nghị định 117/2024/NĐ-CP quy định Luật sư xúc phạm người tiến hành tố tụng từ ngày 15/11/2024 thì bị xử phạt như sau:

Hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động hành nghề luật sư
...
5a. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Theo đó, Luật sư xúc phạm người tiến hành tố tụng từ ngày 15/11/2024 bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Đồng thời, Luật sư xúc phạm người tiến hành tố tụng còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam từ 06 tháng đến 09 tháng và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm (theo khoản 8 Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm a khoản 6 Điều 1 Nghị định 117/2024/NĐ-CP).

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 117/2024/NĐ-CP quy định Luật sư thực hiện hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín đối với người có thẩm quyền hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Toà án như sau:

Điều khoản thi hành
Trường hợp luật sư thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 5a Điều 6 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP đối với người có thẩm quyền hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Toà án thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 15 và khoản 3 Điều 21 Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 ngày 18 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.

Cụ thể, tại khoản 3 Điều 15 và khoản 3 Điều 21 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng 2022 quy định:

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi:

+ Xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, uy tín của Tòa án;

+ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án.

Luật sư xúc phạm những người tiến hành tố tụng từ ngày 15/11/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Luật sư xúc phạm người tiến hành tố tụng từ ngày 15/11/2024 thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Luật sư phải đảm bảo quy tắc gì trong quan hệ với cơ quan, người tiến hành tố tụng?

Căn cứ tại Quy tắc 26, 27, 28 Bộ quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 quy định Luật sư phải đảm bảo quy tắc trong quan hệ với cơ quan, người tiến hành tố tụng như sau:

(1) Quy tắc chung khi tham gia tố tụng

- Luật sư phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, lịch sự, tôn trọng những người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề; chủ động, tích cực thực hiện các quyền và nghĩa vụ của luật sư khi tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

- Khi cần trao đổi ý kiến về nghiệp vụ với người tiến hành tố tụng, những người hoặc cơ quan có thẩm quyền khác, luật sư phải giữ tính độc lập của nghề nghiệp luật sư để góp phần vào việc bảo vệ công lý, công bằng xã hội.

(2) Ứng xử tại phiên tòa

- Luật sư phải chấp hành nội quy phiên tòa, nội quy phòng xử án, tuân theo sự điều khiển của chủ tọa và hội đồng xét xử; tôn trọng người tiến hành tố tụng, luật sư đồng nghiệp và những người tham gia tố tụng khác; có thái độ ứng xử đúng mực khi tranh tụng tại phiên tòa; có thiện chí, hợp tác khi giải quyết các tình huống phát sinh ảnh hưởng đến trật tự hoặc tiến trình giải quyết vụ việc tại phiên tòa.

- Trong luận cứ bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, luật sư phải tôn trọng sự thật khách quan, đưa ra những tài liệu, chứng cứ pháp lý giúp cho việc giải quyết vụ án được khách quan, đúng pháp luật.

- Trước những hành vi sai trái, thái độ thiếu tôn trọng luật sư hay khách hàng của luật sư tại phiên tòa cũng như trong quá trình tố tụng, luật sư luôn giữ bình tĩnh và thực hiện quyền kiến nghị, yêu cầu thỏa đáng, hợp lệ, đúng pháp luật.

(3) Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng

- Phát biểu những điều biết rõ là sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc nơi công cộng về những vấn đề có liên quan đến vụ việc mà mình đảm nhận hoặc không đảm nhận nhằm gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.

- Phản ứng tiêu cực bằng hành vi tự ý bỏ về khi tham gia tố tụng.

- Thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

Quyền, nghĩa vụ của luật sư được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 21 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 Luật sư có các quyền và nghĩa vụ như sau:

- Luật sư có các quyền sau đây:

+ Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;

+ Đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật;

+ Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư 2006;

+ Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;

+ Hành nghề luật sư ở nước ngoài;

+ Các quyền khác theo quy định của Luật Luật sư 2006.

- Luật sư có các nghĩa vụ sau đây:

+ Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 5 của Luật Luật sư 2006;

+ Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề;

+ Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;

+ Thực hiện trợ giúp pháp lý;

+ Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Luật sư 2006.

Nghị định 117/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2024

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

479 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào