Luật Quản lý thuế mới nhất 2025 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Quản lý thuế mới nhất?
Luật Quản lý thuế mới nhất 2025 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Quản lý thuế mới nhất?
Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có Luật mới ban hành thay thế Luật Quản lý thuế cũ. Do đó, năm 2025 vẫn sẽ áp dụng Luật Quản lý thuế 2019.
Mới đây, tại chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, chiều 29/1, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024 (Luật sửa đổi 9 Luật). Trong đó, có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế 2019.
Như vậy, năm 2025, sẽ áp dụng các Luật Quản lý thuế dưới đây:
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024.
Luật Quản lý thuế mới nhất 2025 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Quản lý thuế mới nhất? (Hình từ internet)
Tổng hợp các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Quản lý thuế 2019?
(1) Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý thuế 2019:
Dưới đây là tổng hợp các Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý thuế 2019 còn hiệu lực:
- Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
- Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế;
- Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập;
- Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế;
(2) Thông tư hướng dẫn Luật Quản lý thuế 2019:
Dưới đây là các thông tư hướng dẫn Luật Quản lý thuế 2019 còn hiệu lực bao gồm:
- Thông tư 105/2020/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế;
- Thông tư 06/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Thông tư 10/2021/TT-BTC hướng dẫn quản lý hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế;
- Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế;
- Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế;
- Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;
- Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế 2019, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ;
- Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế 2019 và Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế;
- Thông tư 100/2021/TT-BTC sửa đổi Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;
- Thông tư 13/2023/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 49/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi theo Nghị định 12/2015/NĐ-CP, Nghị định 100/2016/NĐ-CP và Nghị định 146/2017/NĐ-CP và sửa đổi Thông tư 80/2021/TT-BTC;
- Thông tư 43/2023/TT-BTC sửa đổi Thông tư có quy định liên quan đến nộp, xuất trình và khai thông tin về đăng ký sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận của địa phương nơi cư trú khi thực hiện các chính sách hoặc thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước;
- Thông tư 46/2024/TT-BTC sửa đổi Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Nguyên tắc quản lý thuế từ 2025 như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Quản lý thuế 2019 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 quy định nguyên tắc quản lý thuế như sau:
- Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật.
- Cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác của Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện việc quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
Công chức quản lý thuế chịu trách nhiệm giải quyết hồ sơ thuế trong phạm vi hồ sơ, tài liệu, thông tin của người nộp thuế cung cấp, cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế, thông tin của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp có liên quan đến người nộp thuế, kết quả áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế, bảo đảm theo đúng chức trách, nhiệm vụ, tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý thuế và quy định pháp luật khác về thuế có liên quan.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
- Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.