Luật Cạnh tranh mới nhất năm 2023 là Luật nào? Những Thông tư, Nghị định nào hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2023?

Cho tôi hỏi: Luật Cạnh tranh mới nhất năm 2023 là Luật nào? Những Thông tư, Nghị định nào hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2023? Câu hỏi của chú Hậu đến từ Hải Dương.

Luật Cạnh tranh mới nhất năm 2023 là Luật nào?

Ngày 12/06/2018, Quốc Hội chính thức thông qua Luật Cạnh tranh 2018 và Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019.

Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ thông tin, văn bản hoặc dự thảo nào về việc ban hành Luật Cạnh tranh mới để thay thế cho Luật Cạnh tranh 2018.

Do đó, trong năm 2023, Luật Cạnh tranh 2018 vẫn sẽ có hiệu lực và tiếp tục được áp dụng cho đến khi có văn bản thay thế.

Luật Cạnh tranh mới nhất năm 2023 là Luật nào? Những Thông tư, Nghị định nào hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2023?

Luật Cạnh tranh mới nhất năm 2023 là Luật nào? Những Thông tư, Nghị định nào hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2023? (Hình từ Internet)

Những Thông tư, Nghị định nào hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2018?

Hiện nay, những Nghị định, Thông tư được sử dụng để hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh 2018, bao gồm:

- Thông tư 58/2020/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xử lý vụ việc cạnh tranh do Bộ Tài chính ban hành.

- Nghị định 35/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh.

- Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.

Văn bản hợp nhất Luật Cạnh tranh mới nhất hiện nay?

Những văn bản hợp nhất Luật Cạnh tranh bao gồm:

- Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH năm 2022 hợp nhất Luật Thi hành án dân sự do Văn phòng Quốc hội ban hành.

- Văn bản hợp nhất 37/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Luật Phí và lệ phí do Văn phòng Quốc hội ban hành.

- Văn bản hợp nhất 32/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Luật Thi hành án dân sự do Văn phòng Quốc hội ban hành.

- Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Viễn thông do Văn phòng Quốc hội ban hành.

- Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Phí và lệ phí do Văn phòng Chính phủ ban hành.

- Văn bản hợp nhất 13/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Thi hành án dân sự do Văn phòng Quốc hội ban hành.

Phạm vi áp dụng của Luật Cạnh tranh?

Căn cứ tại Điều 4 Luật Cạnh tranh 2018 quy định như sau:

Áp dụng pháp luật về cạnh tranh
1. Luật này điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh. Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật này.
2. Trường hợp luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật đó.

Như vậy theo quy định trên Luật Cạnh tranh điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh. Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật Cạnh tranh

Những hành vi nào bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh?

Căn cứ tại Điều 8 Luật Cạnh tranh 2018 quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh
1. Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường sau đây:
a) Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
b) Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;
c) Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.
2. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.

Như vậy theo quy định trên hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh bao gồm:

- Nhà nước ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

- Nhà nước phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp.

- Nhà nước ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường.

- Nhà nước lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.

- Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

11,799 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào