Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2023 là luật nào? Nghị định hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội 2023 là văn bản nào?

Tôi muốn hỏi Luật bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2023 là luật nào? - câu hỏi của chị Thảo (Bến Tre)

Luật bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2023 là luật nào?

Ngày 20 tháng 11 năm 2014, Quốc hội chính thức thông qua Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Luật này có hiệu lực thi hành vào ngày ngày 01 tháng 01 năm 2016

Trừ quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ thông tin, văn bản hoặc dự thảo nào về việc ban hành Luật bảo hiểm xã hội mới để thay thế cho Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Do đó, trong năm 2023, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 vẫn sẽ có hiệu lực và tiếp tục được áp dụng cho đến khi có văn bản thay thế.

Tuy nhiên, hiên nay Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đang được đề xuất sửa đổi tại Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Luật bảo hiểm xã hội Mới nhất 2023? Những văn bản nào hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội 2023?

Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2023? Nghị định hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội 2023 là văn bản nào?

Những văn bản nào được sử dụng để hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội 2014?

Hiện nay, một số Nghị định, Thông tư được sử dụng để hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bao gồm:

Thông tư 18/2022/TT-BYT sửa đổi Thông tư 56/2017/TT-BYT hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Nghị định 108/2021/NĐ-CP về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng

Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu

Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 về Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Thông tư 56/2017/TT-BYT về hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Thông tư 46/2016/TT-BYT Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Công văn 4644/BHXH-CSXH năm 2016 hướng dẫn thanh toán phí giám định y khoa do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định 33/2016/NĐ-CP về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương đối với quân nhân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ Công an - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành

Nghị định 33/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân

Nghị định 30/2016/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Nghị quyết 93/2015/QH13 thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động do Quốc hội ban hành

Phạm vi điều chỉnh của Luật bảo hiểm xã hội 2014 là gì?

Căn cứ tại Điều 1 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

Theo đó, phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 gồm có:

- Chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội

- Quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động

- Cơ quan bảo hiểm xã hội

- Quỹ bảo hiểm xã hội;

- Thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
26,054 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào