Lợi thế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP trong lĩnh vực giao thông vận tải là gì? Sự phù hợp của dự án PPP với quy hoạch, kế hoạch phát triển như thế nào?
- Lợi thế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP trong lĩnh vực giao thông vận tải là gì?
- Sự phù hợp của dự án được đầu tư theo hình thức PPP trong lĩnh vực giao thông vận tải với quy hoạch, kế hoạch phát triển được quy định như thế nào?
- Quy mô, địa điểm dự án được đầu tư theo hình thức PPP và nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên như thế nào?
Lợi thế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP trong lĩnh vực giao thông vận tải là gì?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 19/2019/TT-BGTVT quy định lợi thế hế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP như sau:
- Phân tích các lợi thế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP (bao gồm cả việc nghiên cứu chuyển đổi hình thức đầu tư đối với các dự án đang được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công), trong đó phân tích rõ lợi thế về khả năng thu hút nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của khu vực tư nhân; kết quả khảo sát thực tiễn về khả năng triển khai dự án của khu vực tư nhân; phương án phân chia rủi ro giữa các bên có liên quan.
- Trình bày đầy đủ những hạn chế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP so với các hình thức khác, bao gồm: năng lực quản lý thực hiện dự án của các bên liên quan; tính phức tạp trong việc xây dựng và thực hiện các điều khoản hợp đồng dự án.
- Đối với dự án do nhà đầu tư đề xuất, báo cáo NCKT phải phân tích rõ lợi thế về nguồn vốn, khả năng cân đối vốn của nhà đầu tư; khả năng cân đối phần nhà nước tham gia; về năng lực, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư; khả năng thu hồi vốn, hiệu quả đầu tư và khả năng tiếp nhận và xử lý các rủi ro.
- Trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi phải tổng hợp ý kiến tham vấn về việc đầu tư thực hiện dự án của một hoặc các cơ quan, tổ chức sau đây: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đoàn đại biểu quốc hội tỉnh, thành phố nơi thực hiện dự án; hiệp hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực đầu tư.
Theo đó, khi đầu tư dự án heo hình thức PPP thì chủ đầu tư sẽ có được một số lợi thế về khả năng thu hút nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của khu vực tư nhân; kết quả khảo sát thực tiễn về khả năng triển khai dự án của khu vực tư nhân; phương án phân chia rủi ro giữa các bên có liên quan.
Lợi thế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP là gì? Sự phù hợp của dự án PPP với quy hoạch, kế hoạch phát triển như thế nào? (Hình từ Internet)
Sự phù hợp của dự án được đầu tư theo hình thức PPP trong lĩnh vực giao thông vận tải với quy hoạch, kế hoạch phát triển được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 19/2019/TT-BGTVT quy định sự phù hợp của dự án PPP với quy hoạch, kế hoạch phát triển như sau:
- Thuyết minh sự phù hợp đối với các quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và địa phương; mức độ đáp ứng quy hoạch được duyệt trong trường hợp phân kỳ đầu tư hoặc hạn chế tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Thuyết minh sự phù hợp của dự án với lĩnh vực đầu tư được quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2019/TT-BGTVT.
- Trường hợp phân kỳ đầu tư nhằm giảm mức độ phức tạp của dự án, tăng tính khả thi và độ hấp dẫn của dự án, cần thuyết minh chi tiết về quy mô dự án, kế hoạch tổng thể thực hiện dự án để phân tích các khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.
Quy mô, địa điểm dự án được đầu tư theo hình thức PPP và nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 19/2019/TT-BGTVT quy định quy mô , địa điểm dự án PPP và nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên như sau:
- Phân tích nhu cầu sử dụng công trình kết cấu hạ tầng trên cơ sở quy hoạch, dữ liệu khảo sát thực tiễn hoặc các số liệu dự báo; thuyết minh quy mô, công suất đầu tư, cấp hạng kỹ thuật của công trình dự án phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn được cấp có thẩm quyền ban hành; phương án đầu tư phù hợp với dự báo về tăng trưởng nhu cầu và các nội dung phân kỳ đầu tư (nếu có).
- Địa điểm thực hiện dự án: mô tả địa điểm, vị trí dự án, phạm vi dự án (điểm đầu, điểm cuối, các điểm khống chế); các địa danh chủ yếu nơi dự án đi qua. Trường hợp xung quanh hoặc trong địa phận thực hiện dự án có các dự án hoặc công trình khác đang hoặc sắp triển khai phải phân tích mức độ ảnh hưởng của các dự án đó đối với dự án đang được đề xuất.
- Nhu cầu sử dụng đất: xác định phạm vi (ranh giới) sử dụng đất bố trí mặt bằng của dự án; tổng diện tích đất chiếm dụng của dự án (chiếm dụng tạm thời, chiếm dụng vĩnh viễn), lợi thế của địa điểm với dự án, hành lang bảo vệ (nếu có), phân loại theo mục đích sử dụng đất hiện trạng làm cơ sở xác định kinh phí đền bù và định hướng công tác giải phóng mặt bằng.
- Nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên: thu thập số liệu và đánh giá nguồn tài nguyên khu vực dự án; khả năng sử dụng làm vật liệu xây dựng (trữ lượng, chất lượng) và tính khả thi của việc khai thác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.