Lộ trình tinh giản biên chế công chức năm 2024 - 2026 tại Hà Nội? Trách nhiệm của Sở Nội vụ Hà Nội ra sao?

Cho tôi hỏi: Lộ trình tinh giản biên chế công chức năm 2024 - 2026 tại Hà Nội? Trách nhiệm của Sở Nội vụ Hà Nội ra sao? - Câu hỏi của anh A.K (Hoàn Kiếm)

Lộ trình tinh giản biên chế công chức năm 2024 - 2026 tại Hà Nội?

Ngày 13/9/2023, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch 232/KH-UBND Hà Nội năm 2023 Quản lý biên chế khối các cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2024 - 2026.

> Tải Kế hoạch 232/KH-UBND Hà Nội 2023 Tại đây

Theo đó, lộ trình tinh giản biên chế công chức năm 2024 - 2026 tại Hà Nội theo Mục III Kế hoạch 232/KH-UBND 2023 như sau:

- Năm 2024 là 10.441 biên chế thực hiện tinh giản 119 biên chế (1,5%).

- Năm 2025 là 10.322 biên chế thực hiện tinh giản 119 biên chế (1,5%).

- Năm 2026 là 10.163 biên chế, thực hiện tinh giản 159 biên chế (2%).

Căn cứ tình hình thực tế, UBND Thành phố báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chỉnh kế hoạch biên chế hằng năm cho phù hợp.

Lộ trình tinh giản biên chế công chức năm 2024 - 2026 tại Hà Nội? Trách nhiệm của Sở Nội vụ Hà Nội ra sao?

Lộ trình tinh giản biên chế công chức năm 2024 - 2026 tại Hà Nội? Trách nhiệm của Sở Nội vụ Hà Nội ra sao?

Trách nhiệm của Sở Nội vụ Hà Nội trong việc thực hiện Kế hoạch 232/KH-UBND 2023 quản lý biên chế ra sao?

Căn cứ tiểu mục 2.1 Mục 2 Kế hoạch 232/KH-UBND Hà Nội năm 2023 như sau:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
...
2. Trách nhiệm của một số cơ quan, đơn vị:
2.1. Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch: định kỳ sơ kết, tổng kết báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Tiếp tục phối hợp UBND các quận và thị xã Sơn Tây tham mưu triển khai có hiệu quả thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội; kịp thời kiểm tra, rà soát, khắc phục các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, báo cáo xin ý kiến những nội dung vượt thẩm quyền.
- Tiếp tục tham mưu, rà soát tổ chức sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020, số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 và 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ và các kết luận của Ban thường vụ Thành ủy về rà soát, sắp xếp, kiện toàn chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế; phương án phân cấp, ủy quyền và quy trình giải quyết các thủ tục hành chính của một số sở, ban, ngành, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, tham mưu đề xuất UBND Thành phố điều hòa biên chế giữa các cơ quan, đơn vị sau sắp xếp đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả biên chế.
- Tham mưu rà soát, điều chỉnh, phê duyệt đề án vị trí việc làm trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp theo Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 và Nghị định 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ, trên cơ sở danh mục khung vị trí việc làm được Bộ Chính trị thông qua và hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ Quản lý chuyên ngành và phù hợp với thực tiễn quản lý để đề án vị trí việc làm thực sự phát huy tối đa hiệu quả.
- Tham mưu việc đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ: Tập trung công tác đào tạo, bồi dưỡng; đổi mới công tác tuyển dụng; nâng cao chất lượng đánh giá công chức, viên chức; tăng cường kỷ cương, kỷ luật lao động; thực hiện thanh tra, kiểm tra công vụ thường xuyên và đột xuất.
- Tiếp tục tham mưu việc đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Như vậy, trong việc thực hiện Kế hoạch 232/KH-UBND năm 2023 quản lý biên chế, trách nhiệm của Sở Nội vụ Hà Nội được xác định theo nội dung nêu trên.

Nguyên tắc tinh giản biên chế được quy định thế nào?

Nguyên tắc tinh giản biên chế được quy định tại Điều 3 Nghị định 29/2023/NĐ-CP với 06 nguyên tắc chính.

Cụ thể như sau:

Nguyên tắc tinh giản biên chế
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế.
2. Gắn tinh giản biên chế với sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, phù hợp với cơ chế tự chủ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
4. Bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật, bảo đảm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước.
5. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.
6. Đối tượng tinh giản biên chế nếu được bầu cử, tuyển dụng lại vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian 60 tháng kể từ ngày thực hiện tinh giản biên chế thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp đã nhận cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi trả trợ cấp.

Như vậy, việc thực hiện tinh giản biên chế cần tuân theo các nguyên tắc nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
976 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào