Lịch thi Violympic năm học 2023-2024 tất cả các vòng? Thể lệ cuộc thi Violympic năm học 2023-2024?
Lịch thi Violympic năm học 2023-2024 tất cả các vòng?
Ngày 10/11/2022, Bộ Giáo dục và đào tạo đã có Công Văn 5943/BGDDT-GDTrH năm 2022 Tải đồng ý với nội dung của Đề án sân chơi Violympic dành cho học sinh phô thông”
Đồng thời, Bộ GDĐT đề nghị Công ty cô phần FPT hoàn chỉnh nội dung của Đề án và gửi cho các Sở GDĐT Thể lệ sân chơi Violympic đề các SỞ GDĐT xem xét, phối hợp triển khai thực hiện
Theo đó, Tại Website Violympic đã thông báo lịch thi Violympic năm học 2023-2024 tất cả các vòng như sau:
>> Tải toàn bộ lịch thi Violympic năm học 2023-2024: tại đây
Lịch thi Violypic 2023-2024 cụ thể từng vòng và các môn thi:
Theo đó, Lịch thi Violympic 2023-2024 chính thức sẽ có 3 vòng:
- Vòng khởi động gồm 6 thử thách là các vòng thi tự luyện được mở tự động từ ngày 06/09/2023 đến ngày 20/12/2024.
- Vòng chinh phục diễn ra từ ngày 03/01/2024 đến 15/3/2024 gồm 7 thử thách là vòng thi theo mã có ca thi và thí sinh phải được duyệt mới được tham gia thi.
- Vòng chung kết Quốc gia diễn ra trong 2 ngày là ngày 03 và 04/04/2024 gồm 1 vòng thi cuối cùng có chia cụ thể cho từng môn, từng khối.
Lịch thi Violympic năm học 2023-2024 tất cả các vòng? Thể lệ cuộc thi Violympic năm học 2023-2024? (Hình từ Internet)
Thể lệ cuộc thi Violympic năm học 2023-2024?
Tại Website Violympic đã thông báo thể lệ cuộc thi Violympic năm học 2023-2024 như sau:
>> Tải toàn bộ thể lệ cuộc thi Violympic năm học 2023-2024:
1. Đối tượng
Tất cả học sinh phổ thông trên toàn quốc :
- Chương trình Toán: dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12.
- Chương trình Toán bằng Tiếng Anh: dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 9.
- Chương trình Tiếng Việt : dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5.
- Chương trình Khoa học tự nhiên : dành cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 9.
- Chương trình Lịch sử : dành cho học sinh từ lớp 4 và lớp 5.
2. Cách thức đăng ký
- Học sinh đăng ký tài khoản để tham gia sân chơi trên website: https://violympic.vn/, gồm các thông tin: Họ và tên; ngày sinh; địa chỉ lớp; trường; quận (huyện); tỉnh (thành phố).
- Học sinh đăng ký khối lớp nào thì chỉ tham gia ở khối lớp đó.
Luật chơi
1. Thời gian tổ chức
Sân chơi được tổ chức từ ngày 01/09 đến ngày 31/05 hàng năm. Lịch mở các vòng đấu được Ban Tổ chức (BTC) thông báo trên website: https://violympic.vn/.
2. Luật chơi và cách thức tham gia chơi
Học sinh phải vượt qua các vòng đấu: Khởi động, Chinh phục và Chung kết Quốc gia. Mỗi vòng đấu gồm một hoặc nhiều Thử thách, mỗi Thử thách gồm ba trò chơi.
Kết quả và xếp hạng
- Kết quả của học sinh khi tham gia mỗi Thử thách được thông báo trên website: https://violympic.vn/ sau khi học sinh hoàn thành Thử thách đó. Kết quả này được lưu lại trong phần “Kết quả” của học sinh.
- Tổng điểm và tổng thời gian vượt qua các Thử thách của học sinh là hai chỉ số để xếp thứ hạng của học sinh.
- Kết quả xếp thứ hạng của học sinh khi tham gia các vòng đấu độc lập với nhau.
- Bảng xếp hạng ngay sau khi kết thúc mỗi Thử thách là kết quả tạm thời. Bảng xếp hạng có thể thay đổi sau khi BTC kiểm tra, đối chiếu các biên bản và các tài liệu, video, hình ảnh kèm theo trong quá trình tổ chức.
- Bảng xếp hạng chính thức sẽ được BTC công bố kèm quyết định khen thưởng.
- Trong mọi trường hợp, nếu học sinh hoặc BTC các cấp vi phạm luật chơi, có hành vi gian lận trong quá trình tham gia sân chơi đều bị BTC hủy bỏ kết quả.
Giấy chứng nhận
1. Vòng Chinh phục: gồm 03 Thử thách 07, 08, 09.
- BTC các cấp của vòng đấu Chinh phục chủ động xây dựng phương án xét giải và cấp giấy chứng nhận cho học sinh đạt giải.
- BTC cấp Quốc Gia sẽ cấp giấy chứng nhận online vào tài khoản của học sinh thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: điểm đạt từ 150 trở lên và lọt vào bảng xếp hạng top 100 theo từng môn thi, khối lớp trong quy mô mỗi đơn vị theo tỉ lệ giải top 100 như sau:
+ Vàng: xếp hạng 1 đến 10;
+ Bạc: xếp hạng 11 đến 30;
+ Đồng: xếp hạng 31 đến 50;
+ Khuyến Khích: xếp hạng 51 đến 100;
2. Vòng Chung kết Quốc gia
BTC cấp Quốc gia chỉ xét giải và cấp giấy chứng nhận cho học sinh dự thi đạt tối thiểu 150 điểm tại Vòng Chung kết Quốc gia, cụ thể:
2.1. Huy chương và giấy chứng nhận:
- Môn Toán Tiếng Việt, Toán Tiếng Anh, Tiếng Việt, Khoa học tự nhiên:
+ Cấp Tiểu học: 1.500 học sinh đứng đầu mỗi khối lớp tương ứng với mỗi môn học: Giải Vàng: 100; Giải Bạc: 200; Giải Đồng: 300; Giải Khuyến khích: 900.
+ Cấp THCS: 700 học sinh đứng đầu mỗi khối lớp tương ứng với mỗi môn học: Giải Vàng: 100; Giải Bạc: 100; Giải Đồng: 200; Giải Khuyến khích: 300
+ Cấp THPT: 200 học sinh đứng đầu mỗi khối lớp tương ứng với mỗi môn: Giải Vàng: 20; Giải Bạc: 40; Giải Đồng: 40; Giải Khuyến khích: 100
- Môn Lịch sử: 650 học sinh đứng đầu mỗi khối lớp tương ứng với mỗi khối lớp: Giải Vàng: 50; Giải Bạc: 100; Giải Đồng: 200; Giải Khuyến khích: 300.
2.2 Giấy chứng nhận online
BTC sẽ cấp giấy chứng nhận cấp Quốc gia bản online vào tài khoản của học sinh đạt giải sau khi công bố danh sách học sinh đoạt giải kèm quyết định công nhận giải.
2.3 Phần thưởng:
Phần thưởng dành cho 20 học sinh đứng đầu mỗi môn của mỗi khối lớp như sau:
- Top 1: giải thưởng hiện vật trị giá 10.000.000 đồng;
- Top 2- 3: giải thưởng hiện vật trị giá 6.000.000 đồng;
- Top 4 – 10: giải thưởng hiện vật trị giá 1.000.000 đồng;
- Top 11 – 20: giải thưởng hiện vật trị giá 500.000 đồng.
Tuổi của học sinh các cấp là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
2. Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
b) Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một; việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, độ tuổi của học sinh được xác định theo quy định trên, trong đó:
- Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi
- Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi
- Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.