Lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025 tất cả các vòng? Thể lệ thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025 ra sao?

Lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025 tất cả các vòng? Thể lệ thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025 ra sao?

Lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025 tất cả các vòng?

>> Xem thêm: Link đăng ký thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025 tất cả các vòng và hướng dẫn đăng nhập?

>> Xem thêm: Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025 có mấy vòng? Vào thi thế nào?

>> Xem thêm: Link thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025

Theo Quyết định 930/QĐ-TTg năm 2022 thì hằng năm tổ chức Ngày Tôn vinh tiếng Việt 08/9 nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về tiếng Việt, tôn vinh vẻ đẹp, giá trị của tiếng Việt trong cộng đồng, tổng hợp, đánh giá về tình hình, nhu cầu sử dụng tiếng Việt, khuyến khích kiều bào tìm hiểu về ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam:

Theo thông báo từ BTC Trạng Nguyên Tiếng Việt thì lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025 tất cả các vòng như sau:

STT

Vòng thi

Thời gian mở

Thời gian kết thúc

1

Vòng 1 - Tự do

05/08/2024

25/11/2024

2

Vòng 2 - Điều kiện

05/09/2024

25/11/2024

3

Vòng 3 - Điều kiện

15/09/2024

25/11/2024

4

Vòng 4 - Điều kiện

05/10/2024

25/11/2024

5

Vòng 5 - Điều kiện

15/10/2024

25/11/2024

6

Vòng 6 - Điều kiện

05/11/2024

25/11/2024

7

Vòng 7 – Sơ khảo – Cấp Trường

02/12/2024

07/12/2024

8

Vòng 8 - Thi Hương - Cấp Huyện

07/01/2025

10/01/2025

9

Vòng 9 - Thi Hội

13/03/2025

15/03/2025

10

Vòng 10 - Thi Đình

19/04/2025

20/04/2025

*Trên đây là lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025 tất cả các vòng.

>> Xem thêm: Giải thưởng và lịch thi cuộc thi Trạng Nguyên Tiếng Việt 2024 2025

>> Xem thêm: Trạng Nguyên Tiếng Việt edu vn đăng nhập Vòng 3?

>> Xem thêm: trangnguyen edu vn vào thi năm 2024 2025

>> Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025

>> Xem thêm: Lịch thi Trạng Nguyên Toàn Tài năm 2024 2025 tất cả các vòng

>> Xem thêm: Lịch thi Violympic 2024 2025

Lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025 tất cả các vòng? Thể lệ thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025 ra sao?

Lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025 tất cả các vòng? Thể lệ thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025 ra sao? (Hình từ Internet)

Thể lệ thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025 ra sao?

>> Một số quy định chung về Cuộc thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025:

(1) Đối tượng tham gia

Học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 trên toàn quốc có điều kiện truy cập Internet và tự nguyện đăng ký là thành viên của website www.trangnguyen.edu.vn, tự nguyện tham gia sân chơi “Trạng Nguyên Tiếng Việt”.

(2) Đăng kí tham gia

(i) Mỗi học sinh đăng kí duy nhất một tài khoản trên website: www.trangnguyen.edu.vn để học tập, ôn luyện và dự thi. (Tài khoản này được sử dụng từ năm lớp 1 đến lớp 5, tham gia được 2 sân chơi Trạng Nguyên Tiếng Việt và Trạng Nguyên Toàn Tài).

(ii) Đăng kí thành viên trên website: www.trangnguyen.edu.vn (xem phần hướng dẫn trên website). Học sinh cần đăng kí đúng các thông tin: Họ và tên; Lớp; Trường; Quận/Huyện; Tỉnh/Thành phố; Dân tộc; Số điện thoại; Email. Học sinh đang học khối lớp nào chỉ được đăng kí tham dự ở khối lớp đó. (Họ tên phải đúng theo giấy khai sinh. trường, lớp, quận/huyện phải đúng thông tin nơi học sinh theo học. Ban Tổ chức (BTC) sẽ cấp Giấy chứng nhận theo thông tin đăng ký).

(iii) Học sinh đăng nhập vào website với tên đăng nhập và mật khẩu đã đăng kí. Sau khi đăng nhập thành công, học sinh bấm chọn “ Thi hay” -> chọn vòng thi để tham gia.

(iv) Tên đăng nhập của học sinh không được vi phạm các quy định về đặt tên của website: www.trangnguyen.edu.vn. Để được duyệt là thành viên của sân chơi “Trạng Nguyên Tiếng Việt” trên Internet, học sinh cần điền đúng các thông tin, hình ảnh đại diện phù hợp với pháp luật và thuần phong mỹ tục.

(3) Nội dung đề thi

Câu hỏi trong vòng thi là kiến thức tiếng Việt tổng hợp từ 3 bộ sách (Cánh Diều, Kết Nối Tri Thức, Chân Trời Sáng Tạo) và ca dao, thành ngữ, tục ngữ của cha ông xưa cùng với những kiến thức nâng cao, mở rộng phù hợp từng khối lớp.

(4) Hình thức thi

a. Thi trực tuyến trên máy tính kết nối Internet.

b. Bài thi được hiển thị tại website: www.trangnguyen.edu.vn.

c. Mỗi vòng thi sẽ có điểm và thời gian được tính riêng.

d. Mỗi học sinh một đề thi riêng biệt, có mã thi theo từng Hội đồng giám sát.

>> Theo thông báo từ BTC Trạng Nguyên Tiếng Việt thì thể lệ thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025 như sau:

(1) QUY ĐỊNH THAM DỰ VÒNG TỰ DO VÀ VÒNG ĐIỀU KIỆN

- Học sinh khối 1 đến khối 5 đủ điều kiện tham dự là học sinh đã đăng ký tài khoản hợp lệ và là thành viên của website www.trangnguyen.edu.vn

- Học sinh có thể tham dự hoặc không tham dự vòng 1 – vòng tự do.

- Học sinh cần tham dự đủ 5 vòng điều kiện (từ vòng 2 đến vòng 6) trước ngày 25/11/2024. Sau ngày 25/11/2024, BTC sẽ khóa vòng thi từ vòng 1 đến vòng 6.

- Thời gian làm bài: 30 phút.

- Điểm tối đa: 300 điểm.

- Số lần làm bài vòng 1 (vòng tự do): Học sinh có thể làm bài hoặc không làm bài.

- Số lần làm bài vòng 2 đến vòng 6 (vòng điều kiện): Học sinh được làm bài nhiều lần đến khi đạt 200 điểm trở lên là được công nhận hoàn thành vòng thi.

Lưu ý: Học sinh cần tham dự đầy đủ các vòng điều kiện theo quy định.

- Thời gian: Lịch thi được công bố trên website www.trangnguyen.edu.vn

- Địa điểm: Học sinh thi tự do tại nhà hoặc tại trường, học sinh làm bài trên máy tính có kết nối Internet.

- Xét giải: BTC không xét giải cho vòng tự do và vòng điều kiện.

(2) QUY ĐỊNH TỔ CHỨC VÒNG SƠ KHẢO

- Chọn học sinh tham dự thi Sơ khảo

Học sinh khối 1 đến khối 5 đủ điều kiện tham dự vòng Sơ khảo là học sinh đã được công nhận hoàn thành các vòng điều kiện (từ vòng 2 đến vòng 6)

- Quy định chung

+ Thời gian làm bài: 30 phút.

+ Điểm tối đa: 300 điểm.

+ Số lần làm bài vòng Sơ khảo: Học sinh chỉ được làm bài 01 lần duy nhất (trừ các trường hợp bất khả kháng, giám thị lập biên bản sự cố cho học sinh thi lại).

- Lịch thi

+ Thời gian tổ chức vòng Sơ khảo - vòng 7 (dự kiến).

Từ ngày 02/12/2024 đến 07/12/2024.

Ca thi: từ 8h00 đến 16h00.

- Địa điểm: Tại phòng máy tính tập trung có kết nối Internet.

Xếp giải: Nhà trường chủ động xếp giải và cấp Giấy chứng nhận (nếu có) theo thang điểm tham khảo như sau:

+ Giải Nhất: 290 – 300 điểm;

+ Giải Nhì: 270 – 280 điểm;

+ Giải Ba: 250 – 260 điểm;

+ Giải Khuyến Khích: 220 – 240 điểm.

(3) QUY ĐỊNH TỔ CHỨC VÒNG THI HƯƠNG

Phòng Giáo dục tổ chức thi Hương

- Chọn học sinh tham dự thi Hương

Hội đồng giám sát chọn học sinh từ khối 1 đến khối 5 đã tham dự vòng Sơ khảo – cấp trường theo điểm từ cao xuống thấp. Tiêu chí và số lượng học sinh do Hội đồng giám sát quy định riêng để phù hợp với cơ sở vật chất và đảm bảo điều kiện tổ chức của địa phương.

- Quy định chung

+ Thời gian làm bài: 30 phút.

+ Điểm tối đa: 300 điểm.

+ Số lần làm bài: Học sinh chỉ được làm bài 01 lần duy nhất (trừ các trường hợp bất khả kháng, Giám thị lập biên bản sự cố cho học sinh thi lại).

- Lịch thi

+ Thời gian tổ chức Vòng 8 (dự kiến): Từ ngày 07/01/2025 đến 10/01/2025.

+ Địa điểm: Các địa phương chủ động lựa chọn địa điểm. Học sinh tập trung để tham dự dưới sự giám sát của các Hội đồng giám sát và BTC.

- Xếp giải kì thi Hương

Hội đồng giám sát chủ động xếp giải và cấp giấy chứng nhận cho học sinh theo tiêu chí riêng của quận/huyện mình hoặc theo thang điểm BTC quy định.

Nhà Trường tổ chức thi Hương

- Chọn học sinh tham dự thi Hương

BTC chọn học sinh từ khối 1 đến khối 5 đã tham dự vòng 7 - Sơ khảo theo tiêu chí lấy điểm từ cao xuống thấp và không dưới 220 điểm, số lượng không quá 50% tổng số học sinh tham dự của mỗi khối/mỗi trường.

- Quy định chung

+ Thời gian làm bài: 30 phút.

+ Điểm tối đa: 300 điểm.

+ Số lần làm bài: Học sinh chỉ được làm bài 01 lần duy nhất (trừ các trường hợp bất khả kháng, Giám thị lập biên bản sự cố cho học sinh thi lại).

- Lịch thi

+ Thời gian tổ chức Vòng 8 (dự kiến): Từ ngày 07/01/2025 đến 08/01/2025. Ca thi:

+ Địa điểm: Các địa phương chủ động lựa chọn địa điểm. Học sinh tập trung để tham dự dưới sự giám sát của Hội đồng giám sát và BTC.

- Xếp giải kì thi Hương

BTC xếp giải và cấp giấy chứng nhận online cho học sinh theo thang điểm như sau:

+ Giải Nhất: 290 – 300 điểm;

+ Giải Nhì: 270 – 280 điểm;

+ Giải Ba: 250 – 260 điểm;

+ Giải Khuyến Khích: 220 – 240 điểm.

(4) QUY ĐỊNH TỔ CHỨC VÒNG THI HỘI

Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi Hội – cấp tỉnh

- Chọn học sinh thi Hội

Hội đồng giám sát chọn học sinh đã tham dự vòng thi số 8 - Hương – cấp Huyện theo điểm từ cao xuống thấp. Tiêu chí và số lượng học sinh do Hội đồng giám sát quy định riêng để phù hợp với cơ sở vật chất và đảm bảo điều kiện tổ chức của địa phương.

- Quy định chung

+ Thời gian làm bài: 30 phút.

+ Điểm tối đa: 300 điểm.

+ Số lần làm bài: Học sinh chỉ được làm bài 01 lần duy nhất (trừ các trường hợp bất khả kháng, Giám thị lập biên bản sự cố cho học sinh thi lại).

- Lịch thi

+ Thời gian tổ chức (dự kiến): Từ ngày 13/03/2025 đến 15/03/2025.

Ca thi:

+ Địa điểm tham dự: Hội đồng giám sát lựa chọn địa điểm tổ chức phù hợp để học sinh tập trung tham dự dưới sự giám sát của giám thị.

- Xếp giải

Hội đồng giám sát chủ động xếp giải và cấp giấy chứng nhận cho học sinh theo tiêu chí riêng của tỉnh mình hoặc theo thang điểm BTC quy định.

Nhà Trường thành lập hội đồng tổ chức thi Hội

- Chọn học sinh dự thi Hội – cấp Tỉnh

BTC chọn học sinh từ khối 1 đến khối 5 đã tham dự vòng 8 – Thi Hương – cấp Huyện theo tiêu chí học sinh đạt từ giải ba kì thi Hương – cấp Huyện trở lên.

- Quy định chung

+ Thời gian làm bài: 30 phút.

+ Điểm tối đa: 300 điểm.

+ Số lần làm bài: Học sinh chỉ được làm bài 01 lần duy nhất (trừ các trường hợp bất khả kháng, Giám thị lập biên bản sự cố cho học sinh thi lại).

- Lịch thi

+ Thời gian tổ chức Vòng 9 (dự kiến): Từ 13/03/2025 - 14/03/2025.

Ca thi:

+ Địa điểm: Các địa phương chủ động lựa chọn địa điểm. Học sinh tập trung để tham dự dưới sự giám sát của Hội đồng giám sát và BTC.

- Xếp giải kì thi Hội

BTC xếp giải và cấp giấy chứng nhận online cho học sinh theo thang điểm như sau:

a) Giải Nhất: 290 – 300 điểm;

b) Giải Nhì: 270 – 280 điểm;

c) Giải Ba: 250 – 260 điểm;

+ Giải Khuyến Khích: 220 – 240 điểm.

(6) QUY ĐỊNH TỔ CHỨC VÒNG THI ĐÌNH

- Chọn học sinh

Học sinh được chọn thi Đình là Học sinh khối 4 và khối 5 do BTC lựa chọn theo kết quả điểm thi vòng 9 – kì thi Hội – cấp Tỉnh từ cao xuống thấp với số lượng cụ thể như sau:

+ Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Hồ Chí Minh, Lào Cai, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa chọn dự kiến 15 học sinh/mỗi Tỉnh/Thành phố.

+ Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Cần Thơ, Đồng Nai, Đà Nẵng, Đăk Lăk, Hà Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Huế, Hưng Yên, Kiên Giang, Lâm Đồng, Nam Định, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Sơn La, Thái Bình, Yên Bái, Vĩnh Phúc chọn dự kiến tối đa 10 học sinh/mỗi Tỉnh/Thành phố.

+ Các tỉnh còn lại: Chọn tối đa 05 học sinh/mỗi Tỉnh.

+ Địa phương có số học sinh tham dự Kì thi Hội ít hơn 100 học sinh, BTC không chọn học sinh tham dự Kì thi Đình.

- Quy định chung

+ Thời gian thi:

Bài thi online trên máy tính: 30 phút.

Bài thi tự luận trên giấy: 20 phút.

+ Điểm thi:

Bài thi online trên máy tính: 300 điểm.

Bài thi tự luận trên giấy: 30 điểm.

- Số lần làm bài: Học sinh chỉ được làm bài 01 lần duy nhất (trừ các trường hợp bất khả kháng, Giám thị lập biên bản sự cố cho học sinh thi lại).

- Lịch thi

+ Thời gian tổ chức (dự kiến): Từ ngày 19/04/2025 đến ngày 20/04/2025.

+ Địa điểm tham dự: BTC sẽ thông báo trong giấy mời tham dự Kì thi Đình.

+ Xếp giải Kì thi Đình: BTC tính tổng điểm cả 02 bài thi, bao gồm bài thi online và bài tự luận để xếp giải. Mỗi khối sẽ xếp theo tổng điểm từ cao xuống thấp vào các giải thưởng như sau: Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa, Hoàng Giáp, Tiến Sỹ, Giải Nhất, Giải Nhì, Giải Ba, Giải Khuyến Khích.

Hướng dẫn đánh giá định kỳ học sinh tiểu học năm học 2024 2025 thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kỳ học sinh tiểu học năm học 2024 2025 như sau:

(1) Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục

(i) Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:

- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;

- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;

- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.

(ii) Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ;

Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II.

(iii) Đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:

- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;

- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;

- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.

(iv) Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.

(2) Đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực

Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau:

(i) Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.

(ii) Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.

(ii) Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
102,721 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào