Lịch sử ngày 22 12 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội Quốc phòng toàn dân?
Lịch sử ngày 22 12 ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội Quốc phòng toàn dân?
Xem thêm: Lời chúc 22/12 ý nghĩa kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Xem thêm: Lời chúc các chú bộ đội Hải quân ngắn gọn
Theo Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ban hành kèm theo Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024 nêu rõ lịch sử ngày 22 12 ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội Quốc phòng toàn dân:
Cụ thể, lịch sử ngày 22 12 ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
I. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - 80 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU, CHIẾN THẮNG VÀ TRƯỞNG THÀNH
1. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời, đánh thắng hai trận đầu, cùng Nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (1944 - 1945)
Ngay từ khi ra đời (3/2/1930), trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng ta đã khẳng định con đường đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc là dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền và yêu cầu phải “Tổ chức ra quân đội công nông”[1] để làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh cách mạng. Luận cương chính trị của Đảng (tháng 10/1930) xác định nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền, trong đó chỉ rõ phải: “Lập quân đội công nông”[2].
Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh, từ lực lượng khởi nghĩa của công nông, Đội tự vệ công nông (Tự vệ Đỏ) đã ra đời. Đó là tiền đề đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam. Tiếp theo đó, hàng loạt tổ chức vũ trang lần lượt được thành lập như: Đội du kích Bắc Sơn (1940), các đội du kích ở Nam Kỳ (1940), Cứu quốc quân (1941)…
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Trong Chỉ thị, Người ghi rõ: “Tên ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền”[3]; “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam”[4]. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Trung ương Đảng và Lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, tuyên bố thành lập Đội, gồm 34 người, biên chế thành 3 tiểu đội do đồng chí Hoàng Sâm làm Đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm Chính trị viên, có chi bộ Đảng lãnh đạo. Ngày 22/12/1944 được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngay sau ngày thành lập, 17 giờ ngày 25/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt và 07 giờ sáng hôm sau (26/12) lại đột nhập đồn Nà Ngần (đều đóng tại châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), tiêu diệt hai tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính địch, thu vũ khí, quân trang, quân dụng. Chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần mở đầu cho truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 4/1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ của Đảng đã quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang cách mạng trên cả nước thành Việt Nam giải phóng quân. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam giải phóng quân đã cùng lực lượng vũ trang các địa phương và Nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam giải phóng quân được đổi tên thành Vệ quốc đoàn, rồi Quân đội quốc gia Việt Nam (1946), từ năm 1950 được gọi là Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bên cạnh đó, tại tiểu mục 2 Mục II Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024 nêu rõ lịch sử ngày 22 12 ngày hội Quốc phòng toàn dân như sau:
LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN
1. Lịch sử Ngày hội Quốc phòng toàn dân
Quốc phòng toàn dân là nền quốc phòng mang tính chất “vì dân, do dân, của dân”, phát triển theo phương hướng: toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, do Nhân dân làm chủ, nhằm giữ vững hòa bình, ổn định của đất nước, sẵn sàng đánh bại mọi hành động xâm lược và bạo loạn lật đổ của các thế lực đế quốc và phản động, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”[8].
Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán khẳng định, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân là nòng cốt. Nền quốc phòng của Việt Nam là nền quốc phòng mang tính chất hòa bình, tự vệ và mang bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Việt Nam xây dựng sức mạnh quân sự, quốc phòng dựa trên sức mạnh tổng hợp của cả nước, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh của lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân với sức mạnh của lực lượng và thế trận an ninh nhân dân. Đảng, Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế, xã hội gắn với tăng cường khả năng quốc phòng, an ninh, phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng, an ninh với hoạt động đối ngoại thành một thể thống nhất để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, nhất là các cuộc khởi nghĩa, các cuộc chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc do Nhân dân ta tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chứng minh sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bất kỳ giai đoạn nào, phải đương đầu với kẻ thù hung bạo đến đâu, nếu cổ vũ, động viên, quy tụ được sức mạnh toàn dân thì dân tộc ta đều giành thắng lợi vĩ đại, bảo đảm sự bền vững của độc lập, tự do, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Xuất phát từ vai trò của công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên toàn dân tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, đồng thời thể theo nguyện vọng của quân và dân cả nước, ngày 17/10/1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VI đã ra Chỉ thị số 381-CT/TW quyết định lấy ngày 22/12 - Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Ngày 22/12/1989, lần đầu Ngày hội Quốc phòng toàn dân được tổ chức tại tất cả các địa phương trong cả nước. Từ đó đến nay, ngày 22/12 đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân tộc với các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội.
Theo đó, ngày 22/12 năm 1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam - chính thức được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Từ đó, ngày 22/12 trở thành dấu mốc quan trọng đánh dấu ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bên cạnh đó, năm 1989 Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VI đã quyết định lấy ngày 22/12 - Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Ngày 22/12/1989, lần đầu Ngày hội Quốc phòng toàn dân được tổ chức tại tất cả các địa phương trong cả nước.
Từ đó đến nay, ngày 22/12 đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân tộc với các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội kỷ niệm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Ngày 22/12 năm 2024 là kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Xem thêm: Diễn văn 22/12 kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày Hội Quốc phòng toàn dân
Xem thêm: Lịch âm 2025, lịch dương 2025
Lịch sử ngày 22 12 ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội Quốc phòng toàn dân? (Hình từ Internet)
Ý nghĩa ngày 22/12 Ngày Hội quốc phòng toàn dân ra sao?
Mục 2 Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) ban hành kèm theo Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024 như sau:
Lấy ngày 22/12 là Ngày hội Quốc phòng toàn dân là sự kế thừa truyền thống toàn dân đánh giặc giữ nước của dân tộc ta qua các giai đoạn lịch sử; là chủ trương lớn, quan trọng của Đảng, Nhà nước; tiếp tục khẳng định quan điểm toàn dân tham gia xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Đây thực sự là ngày hội của truyền thống dựng nước và giữ nước, ngày hội tôn vinh và nhân lên hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, một nét độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời đại mới.
Ngày hội Quốc phòng toàn dân là dịp để tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn dân trong tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh gắn với thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, cổ vũ, động viên toàn dân chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trên từng địa phương, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hùng mạnh trong tình hình mới.
Hằng năm, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã có rất nhiều hoạt động phong phú, sáng tạo để tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Ngày hội Quốc phòng toàn dân, như: Mít tinh, hội thảo, hội nghị đoàn kết quân - dân, ngày hội văn hóa quân - dân, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng; tổ chức gặp mặt, giao lưu, nói chuyện truyền thống, thăm hỏi động viên các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh; giao lưu văn hóa, văn nghệ, thi đấu thể dục thể thao, hội thao quân sự trong lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết tặng các đối tượng chính sách; tham gia xây dựng, tu sửa, tôn tạo, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm, đền thờ liệt sĩ; tổ chức dâng hương, tri ân các anh hùng, liệt sĩ...
Các cấp, các ngành, cấp ủy và chính quyền các địa phương đã chú trọng đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, gắn với xây dựng và phát triển tiềm lực quốc phòng, an ninh qua các chương trình, các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; tuyên truyền, vận động quần chúng Nhân dân tích cực tham gia xây dựng và củng cố quốc phòng, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương vững mạnh. Thông qua đó, “thế trận lòng dân” ngày càng được củng cố vững chắc, góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Đại hội XIII của Đảng đánh giá: “Tiềm lực quốc phòng và an ninh được tăng cường; thế trận lòng dân được chú trọng; thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, nhất là trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm, được củng cố vững chắc”.
Tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân thế nào?
Tại Quyết định 307/QĐ-TTg năm 2023 có nêu rõ về tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân như sau:
Danh nghĩa tổ chức:
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng.
Quy mô tổ chức kỷ niệm: cấp quốc gia,
Thời gian, địa điểm:
- Thời gian: 09 giờ 00 ngày 20 tháng 12 năm 2024 (thứ Sáu).
- Địa điểm: Tại Hội trường Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
- Truyền hình trực tiếp trên VTV1/Đài Truyền hình Việt Nam và VOV1/Đài Tiếng nói việt Nam.
Nội dung chương trình
- Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ: Đoàn đại biểu lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo Quận ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng; đại biểu một số ban, bộ, ngành, đoàn thể trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, dâng hương tưởng niệm tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.
- Chương trình Lễ kỷ niệm (có chương trình riêng), mời 01 đồng chí thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn.
Thành phần dự Lễ kỷ niệm:
Khoảng 2.500 đại biểu, gồm:
- Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Tổng Bí thư, nguyên Tổng Bí thư; Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ, nguyên Thủ tướng Chính phủ;
- Chủ tịch Quốc hội, nguyên Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Thường trực Ban Bí thư, nguyên Thường trực Ban Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị;
- Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng; Phó Chủ tịch nước, nguyên Phó Chủ tịch nước; Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội.
- Đại biểu Lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động (trên địa bàn Hà Nội).
- Đại biểu lãnh đạo các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đại biểu một số cơ quan thuộc Bộ Công an.
- Đại biểu thuộc Bộ Quốc phòng, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm, Bộ phận thường trực giúp việc Ban Tổ chức do Bộ Quốc phòng triệu tập.
- Đại biểu lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Đoàn ngoại giao các nước láng giềng, các nước ASEAN và một số nước có quan hệ hữu nghị; đại biểu Tùy viên Quốc phòng, Tùy viên Quân sự, Tùy viên Quân chủng các nước thường trú tại Hà Nội; các nước láng giềng, các nước ASEAN.
- Đại biểu lãnh đạo huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng; đại biểu lãnh đạo xã Tam Kim và xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình.
- Đại diện gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, gia đình các chiến sĩ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (trên địa bàn Hà Nội).
- Đại biểu 15 khối: 01 khối cựu chiến binh Việt Nam; 01 khối dân quân tự vệ; 01 khối công an; 01 khối đại diện các tầng lớp nhân dân Thủ đô Hà Nội; 01 khối học sinh, sinh viên, thanh niên Thủ đô Hà Nội; 10 khối cán bộ, chiến sĩ các quân chủng, binh chủng, học viện, nhà trường quân đội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.