Lịch Countdown 2025 Quảng Trị diễn ra như thế nào? Địa điểm tổ chức Countdown 2025 Quảng Trị chào đón Tết Dương lịch 2025?
Lịch Countdown 2025 Quảng Trị diễn ra như thế nào? Địa điểm tổ chức Countdown 2025 Quảng Trị chào đón Tết Dương lịch 2025?
Xem thêm: Câu chúc Tết Dương lịch 2025 chọn lọc
Thông tin dưới đây cung cấp về: "Lịch Countdown 2025 Quảng Trị diễn ra như thế nào? Địa điểm tổ chức Countdown 2025 Quảng Trị và thời gian tổ chức ra sao?"
Ngày 16/12, theo tin từ UBND tỉnh Quảng Trị, chương trình Chào năm mới (Countdown Quảng Trị 2025) sẽ diễn ra vào tối 31/12/2024, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh.
Dưới đây là Lịch Countdown 2025 Quảng Trị:
Lịch Countdown 2025 Quảng Trị - Camel Countdown Quảng Trị Địa điểm: Quảng trường trung tâm văn hóa - Điện ảnh Quảng Trị Thời gian: 19:00 - 31/12/2024. Sự tham gia: Phạm Anh Duy, Xuân Định K.Y, Xuân Ly, Thảo Ngân, Thế Ân, Khải Yến, DJ Tenshi. |
Chương trình sẽ phát sóng trực tiếp trên truyền hình bắt đầu từ 21h30 ngày 31/12/2024. Quá trình triển khai, giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm đầu mối phối hợp giữa các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Theo đó, Countdown 2025 Quảng Trị với chủ đề Camel Countdown Quảng Trị diễn ra tại Quảng trường trung tâm văn hóa - Điện ảnh tỉnh vào 19h ngày 31.12.2024. Chương trình ca nhạc đón chào năm mới có sự tham gia của Phạm Anh Duy, Xuân Định K.Y, Xuân Ly, Thảo Ngân, Thế Ân, Khải Yến, DJ Tenshi.
*Lưu ý: Thông tin về Lịch Countdown 2025 Quảng Trị trên mang tính chất tham khảo!
Lịch Countdown 2025 Quảng Trị diễn ra như thế nào? Địa điểm tổ chức Countdown 2025 Quảng Trị chào đón Tết Dương lịch 2025? (Hình ảnh Internet)
Người dân có được phép sử dụng pháo hoa trong dịp Tết Dương lịch 2025 không?
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng pháo hoa như sau:
Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa
Theo đó, người dân được phép sử dụng pháp hoa trong Lễ tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Tuy nhiên, người dân chỉ được được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
...
b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Như vậy, theo các quy định trên thì Tết Dương lịch 2025 người dân được sử dụng pháo hoa có hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Lưu ý: Người dân chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Cá nhân đốt pháo hoa nổ trái phép bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ theo điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
b) Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam;
d) Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ;
đ) Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
e) Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị;
h) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;
…
Như vậy theo quy định trên, người đốt pháo hoa nổ trái phép có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng bên cạnh đó tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.