Lễ hội đền Gióng Phù Đổng năm 2024 diễn ra trong thời gian nào? Lễ hội đền Gióng Phù Đổng năm 2024 tổ chức ở đâu?

Lễ hội đền Gióng Phù Đổng năm 2024 diễn ra trong thời gian nào? Lễ hội đền Gióng Phù Đổng năm 2024 tổ chức ở đâu? Chị B.T-Hà Nội.

Lễ hội đền Gióng Phù Đổng năm 2024 diễn ra trong thời gian nào? Lễ hội đền Gióng Phù Đổng năm 2024 tổ chức ở đâu?

UBND huyện Gia Lâm vừa ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội Gióng đền Phù Đổng năm 2024. Đây là lễ hội truyền thống đặc sắc của xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhận loại.

Theo kế hoạch, lễ hội Gióng đền Phù Đổng năm 2024 được tổ chức từ ngày 8/5 – 17/5/2024 (tức mùng 1/4 đến mùng 10/4 năm Giáp Thìn), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng và các điểm du lịch.

Lễ hội Gióng bao gồm phần lễ và phần hội đan xen nhau, với đầy đủ các nội dung của lễ hội truyền thống. Trong đó, phần lễ từ ngày 13/5 - 16/5 (tức mùng 6 đến mùng 9/4 năm Giáp Thìn) gồm: lễ tế Thánh tại đền Thượng; ngoại đàn tại sân đền Thượng; rước khám đường; lễ rước cỗ về đền Mẫu; hội trận truyền thống tại Soi Bia.

Phần hội từ ngày 8/5 – 17/5 (tức mùng 1 đến mùng 10/4 năm Giáp Thìn) với các hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống như: hát tuồng, cải lương, quan họ; hội thi “Tiếng hót chim chào mào”; chung kết hội thi “Tìm hiểu về di tích lịch sử” trên địa bàn huyện. Các hoạt động thể dục thể thao như: giải chạy “Tinh thần Phù Đổng” năm 2024; thi đấu giải cầu lông, bóng chuyền, cờ tướng, vật dân tộc…

Trên đây là thông tin về lễ hội đền Gióng Phù Đổng năm 2024

Lễ hội đền Gióng Phù Đổng năm 2024 diễn ra trong thời gian nào?

Lễ hội đền Gióng Phù Đổng năm 2024 diễn ra trong thời gian nào? (Hình từ Internet)

Người lao động có được nghỉ vào ngày Lễ hội đền Gióng Phù đổng 2024 không?

Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về ngày nghỉ lễ tết như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo quy định trên, người lao động có 06 ngày lễ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương như sau:

(1) Tết Dương lịch (01/01 dương lịch)

(2) Tết Âm lịch

(3) Ngày Chiến thắng (Ngày 30/04)

(4) Ngày Quốc tế lao động (Ngày 01/05)

(5) Lễ Quốc khánh (Ngày 02/9)

(6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (Ngày 10/03 âm lịch)

Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Như vậy, người lao động không được nghỉ vào ngày Lễ hội đền Gióng Phù đổng 2024.

Tùy nhiên người lao động có thể chủ động xin nghỉ theo phép năm hoặc nghỉ không lương vào ngày Lễ hội đền Gióng Phù đổng 2024.

Lịch nghỉ lễ trong tháng 5 của người lao động ra sao?

Theo lịch vạn niên 2024, tháng 5 dương lịch năm 2024 bắt đầu vào ngày 23/3/2024 âm lịch và kết thúc vào ngày 24/4/2024 âm lịch.

Dưới đây là lịch tháng 5 âm và dương chi tiết 2024:

Tháng 5 dương lịch và tháng 3 - tháng 4 âm lịch 2024:

Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ lễ hưởng nguyên lương vào ngày 01/05.

Như vậy, trong tháng 05, người lao động chỉ được nghỉ lễ vào ngày 01/05.

Nguyên tắc tổ chức lễ hội được quy định như thế nào?

Tại Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức lễ hội như sau:

- Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.

- Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.

- Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.

- Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.

- Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

- Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.

- Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,152 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào