Lao động nữ có được làm việc trong thời gian được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày không? Mức tiền được trả trong thời gian này là bao nhiêu?

Cho hỏi xác định tiền lương làm thêm giờ đối với người lao động nữ đang trong thời gian được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày như thế nào? Câu hỏi của chị Nhạn đến từ Hòa Bình.

Tiền lương làm thêm giờ đối với trường hợp người lao động nữ đang trong thời gian được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày được xác định như thế nào?

Căn cứ vào tiểu 3 Mục I Kết luận 308/CV-PC năm 2022 của Vụ Pháp chế Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có nội dung hướng dẫn về tiền lương làm thêm giờ đối với trường hợp người lao động nữ đang trong thời gian được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày như sau:

Về làm thêm đối với lao động nữ trong thời gian được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày (khoản 2 Điều 137 BLLĐ)
Câu hỏi:
Trong thời gian được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày đối với lao động nữ (1) làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con (2) khi mang thai từ dưới tháng thứ 07 hoặc từ dưới tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì lao động nữ có được làm việc không và mức tiền được trả trong thời gian này là như thế nào?
Hướng trả lời, hướng dẫn:
- Khoản 1 Điều 137 BLLĐ chỉ cấm 02 trường hợp không được sử dụng người lao động làm thêm giờ, BLLĐ không cấm làm thêm giờ trong các trường hợp nêu ở câu hỏi. Đồng thời, đây là quy định về quyền được nghỉ của người lao động. Do đó, NLĐ được phép thỏa thuận với NSDLĐ để làm việc trong thời gian được nghỉ đó.
- Về mức tiền được trả trong thời gian làm việc của 01 giờ làm việc hằng ngày được giảm bớt: Để bảo đảm việc áp dụng chính sách đối với lao động nữ được thống nhất, trường hợp này cần được thực hiện tương tự như chính sách quy định tại khoản 4 Điều 137 BLLĐ; điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều 80 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP. Theo đó, trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được NSDLĐ đồng ý để NLĐ làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo HĐLĐ, NLĐ được trả thêm tiền lương theo công việc mà NLĐ đã làm trong thời gian được nghỉ.

Theo như nội dung kết luận trên thì việc người lao động nữ được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày là quyền lợi của người lao động.

Do đó, người lao động có thể chọn cách nghỉ 01 giờ làm việc mỗi ngày hoặc làm thêm giờ nếu như có thỏa thuận với người sử dụng lao động (trừ trường hợp người lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo).

Tiền lương mà người lao động nữ được trả trong khoảng thời gian làm việc 01 giờ mà mình có thể được giảm bớt mỗi ngày sẽ được xác định theo tiền lương trong hợp đồng lao động và tiền được trả thêm theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian mình có thể nghỉ.

Xác định tiền lương làm thêm giờ đối với người lao động nữ đang trong thời gian được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày như thế nào?

Lao động nữ có được làm việc trong thời gian được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày không? Mức tiền được trả trong thời gian này là bao nhiêu?

Trường hợp nào người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm thêm giờ?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Bảo vệ thai sản
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

Theo đó, người sử dụng lao động sẽ không được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo

Bên cạnh đó, trường hợp người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người sử dụng lao dộng cũng sẽ không được yêu cầu làm thêm giờ, trừ khi người lao động đồng ý.

Người sử dụng lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do mang thai không?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Bảo vệ thai sản
...
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

Như vậy, trong trường hợp bình thường thì người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do người lao động mang thai.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,369 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào