Kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác thỏa thuận quốc tế được quản lý và sử dụng như thế nào?
Quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác thỏa thuận quốc tế dựa trên những nguyên tắc nào?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 65/2021/NĐ-CP về nguyên tắc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác thỏa thuận quốc tế như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế
1. Kinh phí cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc bố trí kinh phí cho công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế của các cơ quan phải căn cứ trên cơ sở chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện hợp tác quốc tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của các cơ quan thực hiện công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế theo phân cấp ngân sách hiện hành quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; riêng kinh phí chi cho nhiệm vụ kiểm tra, thẩm định điều ước quốc tế là khoản chi đặc thù mang tính chất riêng biệt.
4. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
5. Trường hợp công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế được tài trợ từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, tài trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức và cá nhân khác ở trong và ngoài nước thì việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn tài trợ đó."
Kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác thỏa thuận quốc tế được quản lý và sử dụng như thế nào?
Ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác thỏa thuận quốc tế đến từ những nguồn nào?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 65/2021/NĐ-CP về các nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác thỏa thuận quốc tế bao gồm:
"Điều 4. Nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế
1. Ngân sách trung ương bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế gồm:
a) Kinh phí cho công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế của cơ quan nhà nước ở trung ương; tổng cục, cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;
b) Kinh phí cấp cho cơ quan nhà nước cấp tỉnh nhằm thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế trong khuôn khổ điều ước quốc tế hoặc thực hiện hoạt động thỏa thuận quốc tế theo phân công của Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Ngân sách địa phương bảo đảm cho công tác thỏa thuận quốc tế của cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới nhằm thực hiện hợp tác quốc tế thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó.
3. Kinh phí cho công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế của cơ quan trung ương của tổ chức, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức được bảo đảm từ ngân sách nhà nước trong trường hợp cơ quan đó thực hiện hợp tác quốc tế trong khuôn khổ điều ước quốc tế hoặc thực hiện hoạt động thỏa thuận quốc tế theo sự phân công của Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp thỏa thuận quốc tế của cơ quan trung ương của tổ chức, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức nhằm thực hiện hợp tác quốc tế khác thì kinh phí cho công tác thỏa thuận quốc tế đó được bảo đảm từ nguồn tài chính của tổ chức."
Những khoản chi nào dùng cho công tác thỏa thuận quốc tế?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 65/2021/NĐ-CP về các nội dung chi cho công tác thỏa thuận quốc tế như sau:
"Điều 6. Nội dung chi cho công tác thỏa thuận quốc tế
1. Chi cho việc xây dựng đề án, kế hoạch về đàm phán, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế, gồm:
a) Mua, thu thập tài liệu liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế;
b) Tổ chức họp lấy ý kiến;
c) Xây dựng dự thảo thỏa thuận quốc tế, dự thảo thỏa thuận quốc tế sửa đổi, bổ sung;
d) Xây dựng hồ sơ đề xuất ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế;
đ) Tổ chức dịch thuật thỏa thuận quốc tế và các tài liệu có liên quan.
2. Chi cho việc góp ý đề xuất đàm phán, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế, gồm:
a) Mua, thu thập tài liệu liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế;
b) Rà soát, đánh giá sự phù hợp của thỏa thuận quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan;
c) Tổ chức họp lấy ý kiến;
d) Dịch tài liệu có liên quan;
đ) Xây dựng văn bản góp ý.
3. Chi cho việc tổ chức đàm phán, ký kết thỏa thuận quốc tế, gồm:
a) Tổ chức đón đoàn đàm phán của nước ngoài;
b) Tổ chức đàm phán, ký kết thỏa thuận quốc tế ở trong nước hoặc nước ngoài;
c) Tổ chức rà soát, đối chiếu văn bản thỏa thuận quốc tế được ký trong chuyến thăm của đoàn lãnh đạo cấp cao nước ngoài tại Việt Nam hoặc chuyến thăm của đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam tại nước ngoài;
d) Dịch tài liệu có liên quan.
4. Chi cho việc tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế, gồm:
a) Lưu trữ, sao lục, công bố, tuyên truyền, phổ biến thỏa thuận quốc tế, công bố thỏa thuận quốc tế bằng hình thức đăng tải trên Cổng thông tin điện tử;
b) Đóng góp tài chính theo thỏa thuận quốc tế;
c) Tổ chức họp ở trong nước hoặc nước ngoài về việc thực hiện thỏa thuận quốc tế;
d) Xây dựng kế hoạch thực hiện thỏa thuận quốc tế.
5. Chi cho công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết tình hình ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế, gồm:
a) Xây dựng báo cáo theo yêu cầu của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giám sát;
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế;
c) Xây dựng báo cáo, tổ chức các cuộc họp đánh giá báo cáo kiểm tra, giám sát, tổng kết tình hình ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.
6. Chi cho công tác thống kê, rà soát thỏa thuận quốc tế gồm:
a) Mua, thu thập tài liệu liên quan trực tiếp;
b) Dịch tài liệu liên quan phục vụ cho việc thống kê, rà soát;
c) Xây dựng, cập nhật dữ liệu về thỏa thuận quốc tế;
d) Tổ chức đoàn công tác để rà soát danh mục, bản chính, hiệu lực của thỏa thuận quốc tế đã ký kết.
7. Các chi phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp công tác thỏa thuận quốc tế."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.