Kiểm tra, giám sát, đánh giá, xử lý vi phạm của doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện như thế nào?
Việc kiểm tra, giám sát, đánh giá, xử lý vi phạm của doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện như thế nào?
- Kiểm tra, giám sát việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện theo Điều 30 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 như sau:
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân tài trợ kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.
+ Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm:
Việc lựa chọn đối tượng hỗ trợ; việc thực hiện trình tự, thủ tục và nội dung hỗ trợ;
Việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ, tài trợ;
Việc thực hiện công khai thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Điều 29 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017.
- Đánh giá hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Điều 31 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 như sau:
+ Cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện nội dung, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, tác động dự kiến đối với đối tượng hỗ trợ và công khai kết quả đánh giá theo các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017.
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư định kỳ tổ chức đánh giá độc lập tác động của nội dung, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Xử lý vi phạm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Điều 32 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 như sau:
+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Quyết định xử lý vi phạm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan thực hiện hỗ trợ và Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Kiểm tra, giám sát, đánh giá, xử lý vi phạm của doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện như thế nào?
Nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?
Căn cứ vào Điều 5 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định về nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
- Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tôn trọng quy luật thị trường, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm công khai, minh bạch về nội dung, đối tượng, trình tự, thủ tục, nguồn lực, mức hỗ trợ và kết quả thực hiện.
- Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực.
- Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nguồn lực ngoài Nhà nước do các tổ chức, cá nhân tài trợ được thực hiện theo quy định của tổ chức, cá nhân đó nhưng không được trái quy định của pháp luật.
- Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì doanh nghiệp được lựa chọn mức hỗ trợ có lợi nhất.
Trường hợp nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định của Luật này thì ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ hơn.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa được nhận hỗ trợ khi đã thực hiện đầy đủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định theo các tiêu chí nào?
Căn cứ vào Điều 4 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định như sau:
Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:
a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;
b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, một doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa khi đáp ứng được các điều kiện như sau:
- Có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người;
- Đáp ứng thêm một trong hai tiêu chí sau:
+ Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;
+ Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
Theo đó, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.