Kiểm sát hoạt động bán đấu giá tài sản thi hành án năm 2022: Hồ sơ, tài liệu, nhiệm vụ của Viện kiểm sát khi đấu giá tài sản như thế nào?

Tôi muốn hỏi về hồ sơ thực hiện đấu giá tài sản. Hồ sơ, tài liệu khi thực hiện đấu giá tài sản gồm những gì? Các loại tài sản đấu giá và nhiệm vụ của Viện kiểm sát viên khi thực hiện đấu giá như thế nào? Xin cảm ơn!

Tài sản đấu giá gồm những loại tài sản gì?

Khi thực hiện đấu giá tài sản thi hành án thì những tài sản đấu giá bao gồm những tài sản theo quy định tại Điều 4 Luật Đấu giá tài sản năm 2016 định như sau.

"Điều 4. Tài sản đấu giá
1. Tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm:
a) Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
b) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật;
c) Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
d) Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;
đ) Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
e) Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
g) Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
h) Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
i) Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;
k) Tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
l) Tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;
m) Tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
n) Tài sản là quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;
o) Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
p) Tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá.
2. Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này."

Như vậy, đối với các tài sản đươc quy định như trên là những tài sản thực hiện khi thi hành án.

Hồ sơ, tài liệu khi thực hiện đấu giá tài sản gồm những gì? Các loại tài sản đấu giá và nhiệm vụ của Viện kiểm sát viên khi thực hiện đấu giá như thế nào?

Kiểm sát hoạt động bán đấu giá tài sản thi hành án năm 2022: Hồ sơ, tài liệu, nhiệm vụ của Viện kiểm sát khi đấu giá tài sản như thế nào?

Hồ sơ của hoạt động đấu giá gồm những tài liệu gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 quy định ban hành kèm dự thảo Quyết định của Công văn 1862/VKSTC-V11 năm 2022 như sau:

"Điều 4. Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến hoạt động bán đấu giá tài sản thi hành án để kiểm sát
1. Căn cứ quy định tại điểm d khoản 6 Điều 28 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 và điểm b khoản 2 Điều 12 Luật THADS năm 2014, VKSND thực hiện quyền yêu cầu Cơ quan THADS và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
cung cấp hồ sơ, tài liệu về hoạt động bán đấu giá tài sản THA để tiến hành kiểm sát. KSV được phân công thực hiện việc tiếp nhận và nghiên cứu hồ sơ, tài liệu để kiểm sát, làm rõ việc tổ chức THADS có đúng nội dung bản án, quyết định của Tòa án hay không, việc thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về tổ chức THADS và pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Đối với các hồ sơ chưa đầy đủ các tài liệu về trình tự, thủ tục tổ chức THADS nói chung và các tài liệu về trình tự, thủ tục cưỡng chế kê biên, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản THA nói riêng thì yêu cầu CHV, Cơ quan THADS cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu còn thiếu. Việc yêu cầu phải bằng văn bản theo mẫu quy định, do lãnh đạo Viện (hoặc lãnh đạo Vụ) ký; nội dung văn bản nêu rõ lý do cần yêu cầu, tên cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu, nội dung cần yêu cầu, thời gian thực hiện và trả lời cho VKSND. Nếu CHV, Cơ quan THADS không cung cấp được các tài liệu còn thiếu thì phải có có văn bản nêu rõ lý do.
2. Tiến hành trực tiếp xác minh vụ việc bán đấu giá tài sản THA hoặc những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc kiểm sát.
Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, tài liệu về hoạt động bán đấu giá tài sản THA, nếu thấy cần thiết, KSV báo cáo đề xuất việc trực tiếp xác minh vụ việc bán đấu giá tài sản THA hoặc những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc kiểm sát. Khi đề xuất xác minh, KSV cần báo cáo, nêu rõ nội dung cần xác minh, thời gian và các thành viên tham gia. CHV thụ lý vụ việc THA có thể được mời tham gia xác minh nếu thấy cần thiết. Việc xác minh phải lập biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung và kết quả xác minh. Biên bản xác minh phải có đủchữ ký của các thành viên tham gia và có xác nhận của đại diện chính quyền nơi tiến hành xác minh.
3. Qua nghiên cứu, kiểm sát hồ sơ, tài liệu có liên quan đến hoạt động bán đấu giá tài sản THA, nếu phát hiện vi phạm trong quá trình tổ chức THADS nói chung, vi phạm trong việc bán đấu giá tài sản THA nói riêng thì KSV báo cáo đề xuất lãnh đạo có văn bản yêu cầu, kiến nghị hoặc kháng nghị kịp thời.
KSV có thể báo cáo đề xuất ban hành văn bản yêu cầu, kiến nghị với Thủ trưởng Cơ quan THADS được kiểm sát, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan đến hoạt động bán đấu giá tài sản THA xem xét, khắc phục vi phạm ít nghiêm trọng và xử lý người vi phạm hoặc áp dụng biện pháp phòng ngừa chung theo quy."

Như vậy, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến hoạt động bán đấu giá tài sản thi hành án để kiểm sát được quy định như trên.

Nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân khi thực hiện đấu giá tài sản thi hành án như thế nào?

Khi thực hiện đấu giá tài sản thi hành án được quy định cơ bản như là nhiệm vụ quyền hạn của Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định như sau;

"Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính
1. Kiểm sát việc cấp, chuyển giao, giải thích, đính chính bản án, quyết định của Tòa án.
2. Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
3. Kiểm sát hồ sơ về thi hành án.
4. Tham gia phiên họp, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước.
5. Kiểm sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành án.
6. Yêu cầu Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc thi hành án thực hiện các việc sau đây:
a) Ra quyết định thi hành án đúng quy định của pháp luật;
b) Thi hành bản án, quyết định theo quy định của pháp luật;
c) Tự kiểm tra việc thi hành án và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân;
d) Cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án.
Yêu cầu quy định tại các điểm a, b và d khoản này phải được thực hiện ngay; yêu cầu quy định tại điểm c khoản này phải được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
7. Kiến nghị Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc thi hành án.
8. Kháng nghị quyết định của Tòa án, quyết định, hành vi của Thủ trưởng, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới theo quy định của pháp luật; yêu cầu đình chỉ việc thi hành án, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật."

Như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong hoạt động đấu giá tài sản thì hành án được quy định như trên.

Tải mẫu Công văn 1862/VKSTC-V11 năm 2022: Tại Đây

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,345 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào