Kịch bản Trung thu 2024? Kịch bản Trung thu mầm non năm 2024 hài hước, thú vị cho trẻ ra sao?

Kịch bản Trung thu 2024? Kịch bản Trung thu mầm non năm 2024 hài hước, thú vị cho trẻ ra sao?

Kịch bản Trung thu 2024? Kịch bản Trung thu mầm non năm 2024 hài hước, thú vị cho trẻ ra sao?

>> Xem thêm: Lời chúc Trung thu ngắn gọn cho các bé năm 2024

Trung thu 2024 là một lễ hội truyền thống diễn ra vào Rằm tháng 8 Âm lịch để trẻ em vui chơi, mọi người cùng nhau sum họp, ngắm trăng tròn và sáng nhất trong năm.

Trong ngày này, các địa phương thường tổ chức các hoạt động như làm phá cỗ, thưởng nguyệt, treo đèn lồng, rước đèn, và ăn bánh Trung Thu. Trung thu năm 2024 cũng được coi là Tết Thiếu nhi, vì trẻ em thường được tặng quà và tham gia vào các hoạt động vui chơi đặc biệt.

Dưới đây là Kịch bản Trung thu mầm non năm 2024 hài hước, thú vị cho trẻ (Kịch bản Trung thu 2024) có thể tham khảo:

Phần 1: Văn nghệ mở đầu:

Kịch bản: Chú Cuội và Cây Đa

Nhân vật: Chú Cuội, Chị Hằng, các bé

Cảnh 1: Chú Cuội dưới gốc cây đa

• Mở màn: Sân khấu được trang trí với hình ảnh cây đa và ánh trăng sáng. Chú Cuội nhảy chân sáo vào sân khấu, vừa hát vừa vẫy chiếc quạt mo.

• Chú Cuội: "Ôi, ở đây mát quá! Mình đi trước để Chị Hằng không đuổi kịp. Nhớ hồi xưa, mình không được đi đâu vì anh Cô con nhà bà Vít. Năm nay, không còn gặp anh ấy nữa, mình thích đi chơi xa. Chị Hằng thì chuẩn bị lâu lắm, cứ tô tô quét quét. Đã xinh rồi mà còn muốn xinh hơn cả Cuội. Hiiiii, còn lâu mới bằng Cuội nhé! Đi giày cao gót thì làm sao đi nhanh bằng Cuội được. Thôi, mình tranh thủ đánh một giấc đã!"

Cảnh 2: Chú Cuội gặp các bé

• Chú Cuội: (Đứng dậy, tỏ vẻ ngạc nhiên) "Ôi, đây là đâu mà đông người thế này!"

• Chú Cuội: (Hỏi các bé) "Thích quá! Vui quá! Chào các cụ, các bố mẹ, các anh chị và các em! Sao không ai chào lại nhỉ? Anh chào các em!"

• Chú Cuội: "Xin chào tất cả các bạn nhỏ, đố các em biết anh là ai nào? Anh đến từ một nơi xa và hay ngồi ở gốc cây Đa!"

• Các bé: "Anh Cuội!"

• Chú Cuội: "Đúng rồi, anh là Cuội ở Cung trăng đây. Hôm nay là Tết Trung Thu, anh đến chơi với các em!"

Cảnh 3: Chị Hằng xuất hiện

• Chú Cuội: "Các em có biết ai hay cùng anh Cuội trong dịp Trung Thu không? Đúng rồi, là Chị Hằng! Hãy hô to để gọi chị Hằng đến nhé! Chị Hằng ơi! Chị Hằng ơi!"

• Chị Hằng: (Xuất hiện theo nhạc bài hát Trung Thu) "Chào Cuội, chào tất cả các em nhỏ! Cuội này, hôm nay có việc gì mà Cuội và các em nhỏ gọi chị to thế?"

• Chú Cuội: "Dạ, hôm nay các em nhỏ của trường/xã ... tổ chức rước đèn Trung Thu đấy chị ạ."

• Chị Hằng: "Thảo nào chị thấy ngoài đường đông vui và tấp nập lắm!"

• Chú Cuội: "Chị có cùng Cuội và các em nhỏ rước đèn đón trăng không?"

• Chị Hằng: "Có chứ!"

• Chú Cuội: "Thế thì ngay bây giờ chương trình 'Vui Tết Trung Thu' xin phép được bắt đầu!"

Phần 2: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

• Chú Cuội: "Kính thưa quý đại biểu, quý phụ huynh cùng toàn thể các em thân mến! Thế là một cái Tết Trung Thu thật vui vẻ và ý nghĩa đã đến. Không khí Trung Thu đã tràn ngập khắp mọi nơi, cùng niềm vui hân hoan của tuổi thơ. Tết Trung Thu từ bao đời nay đã là một nét đẹp truyền thống văn hóa, là dịp để toàn xã hội dành tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc đối với các em thiếu niên, nhi đồng."

• Chú Cuội: "Với mong muốn tổ chức một chương trình Trung Thu đầm ấm, ý nghĩa cho các em thiếu niên, nhi đồng của trường mầm non ... Được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường mầm non ..., sự phối hợp của Ban chấp hành đoàn phường ..., sự phối hợp nhiệt tình của các bậc cha mẹ học sinh, các phòng ban trong toàn trường đã tổ chức chương trình 'Vui Tết Trung Thu' năm 2024."

• Chị Hằng: "Đến chung vui với chương trình của chúng ta hôm nay, trân trọng giới thiệu: Đại diện PGD & ĐT TP ..., Đại diện Hội đồng Đội phường ..., các bác, các cô chú đại diện cho Đảng uỷ, HĐND, UBND, UBMT TQ cùng các ban ngành đoàn thể phường ..., đại diện các cấp học trên địa bàn phường, các cô các chú đại diện chính quyền, đoàn thể, hội cha mẹ phụ huynh học sinh cùng về tham dự chương trình vui hội trăng rằm. Đặc biệt, xin vui mừng chào đón hơn 1200 các em thiếu niên nhi đồng trường mầm non ... đã có mặt đông đủ! Đề nghị chúng ta nhiệt liệt vỗ tay hoan nghênh!"

Phần 3: Đọc thư chúc Tết Trung thu của Chủ tịch nước

...

Phần 4: Các tiết mục văn nghệ

...

Phần 5: Kể chuyện Sự tích Chị Hằng Nga và Chú Cuội

...

Phần 6: Đố vui nhận thưởng

...

Phần 7: Rước đèn Trung thu

...

Phần 8: Lãnh đạo phát biểu và tặng quà

...

Phần 9: Phá cỗ Trung thu

...

Phần 10: Kết thúc chương trình

...

>> Xem toàn bộ Kịch bản Trung thu 2024 cho trẻ em (Kịch bản Trung thu mầm non) tại đây: tải

Trên đây là Kịch bản Trung thu mầm non năm 2024 hài hước, thú vị cho trẻ (Kịch bản Trung thu 2024).

Kịch bản Trung thu 2024? Kịch bản Trung thu mầm non năm 2024 hài hước, thú vị cho trẻ ra sao?

Kịch bản Trung thu 2024? Kịch bản Trung thu mầm non năm 2024 hài hước, thú vị cho trẻ ra sao? (Hình từ Internet)

Tết trung thu 2024 người lao động và học sinh có được nghỉ không?

Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ dịp lễ tết như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau:

- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

- Tết Âm lịch: 05 ngày;

- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Ngoài ra, tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Theo đó, ngày nghỉ hằng tuần sẽ do người sử dụng lao động quyết định. Thông thường thì ngày nghỉ hằng tuần sẽ được sắp xếp và thứ 7, chủ nhật hoặc chỉ ngày chủ nhật.

Như vậy, Tết Trung thu 2024 không thuộc một trong những ngày lễ mà người lao động được nghỉ theo quy định và Tết Trung thu 2024 cũng rơi vào ngày thứ 3. Do đó người lao động không được nghỉ vào ngày Tết Trung thu, người lao động có lịch làm việc vẫn phải đi làm bình thường.

Bên cạnh đó, hiện nay không có quy định nào cụ thể việc cho học sinh nghỉ học ngày Tết Trung thu, cho nên ngày này, học sinh cũng không được nghỉ học.

Trẻ em được chăm sóc và bảo vệ thế nào theo quy định pháp luật?

Căn cứ theo Chương III Luật Trẻ em 2016 quy định việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em như sau:

- Bảo đảm về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em;

- Bảo đảm về chăm sóc sức khỏe trẻ em;

- Bảo đảm về giáo dục cho trẻ em;

- Bảo đảm Điều kiện vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch cho trẻ em;

- Bảo đảm thông tin, truyền thông cho trẻ em.

Ngoài ra, tại Mục 1 Chương II Luật Trẻ em 2016 còn liệt kê các quyền của trẻ em cần được bảo vệ trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em như sau:

- Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển.

- Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.

- Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.

- Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.

- Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

- Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

- Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.

- Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc Điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình; Dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.

- Trẻ em có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

- Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật.

- Trẻ em có quyền bí mật đời sống riêng tư

- Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

- Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

- Trẻ em có quyền được biết cha đẻ, mẹ đẻ, trừ trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích tốt nhất của trẻ em; được duy trì mối liên hệ hoặc tiếp xúc với cả cha và mẹ khi trẻ em, cha, mẹ cư trú ở các quốc gia khác nhau hoặc khi bị giam giữ, trục xuất; được tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất cảnh, nhập cảnh để đoàn tụ với cha, mẹ; được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin khi cha, mẹ bị mất tích.

- Trẻ em được chăm sóc thay thế khi không còn cha mẹ; không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em và được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.

- Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục.

- Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.

- Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

- Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.

- Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức sử dụng, sản xuất, vận chuyển, mua, bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.

- Trẻ em có quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được trợ giúp pháp lý, được trình bày ý kiến, không bị tước quyền tự do trái pháp luật; không bị tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lý và các hình thức xâm hại khác.

- Trẻ em có quyền được ưu tiên bảo vệ, trợ giúp dưới mọi hình thức để thoát khỏi tác động của thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang.

- Trẻ em là công dân Việt Nam được bảo đảm an sinh xã hội theo quy định của pháp luật phù hợp với Điều kiện kinh tế - xã hội nơi trẻ em sinh sống và điều kiện của cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em.

- Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.

- Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em; được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em; được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng.

- Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội.

- Trẻ em không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, trẻ em lánh nạn, tị nạn được bảo vệ và hỗ trợ nhân đạo, được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,802 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào