Kịch bản họp phụ huynh đầu năm học 2024 2025 các cấp? Nội dung họp phụ huynh đầu năm học 2024 2025 thế nào?

Kịch bản họp phụ huynh đầu năm học 2024 2025 các cấp? Nội dung họp phụ huynh đầu năm học 2024 2025 thế nào?

Kịch bản họp phụ huynh đầu năm học 2024 2025 các cấp? Nội dung họp phụ huynh đầu năm học 2024 2025 thế nào?

>> Xem thêm: Mẫu biên bản họp phụ huynh đầu năm năm học 2024 2025

>> Xem thêm: Kịch bản sinh hoạt dưới cờ năm học 2024 2025 các cấp

>> Xem thêm: Sổ sao đỏ cấp 1, cấp 2, cấp 3 năm học 2024 2025

>> Xem thêm: Mẫu nhận xét chào cờ đầu tuần của Tổng phụ trách Đội năm học 2024 2025 các cấp

>> Xem thêm: Mẫu kế hoạch công tác chủ nhiệm năm học 2024 2025 dành cho giáo viên các cấp

>> Xem thêm: Mẫu sơ đồ lớp học năm học 2024 2025 các cấp đẹp

>> Xem thêm: Tải File Word mẫu giấy mời họp phụ huynh năm học 2024 2025

Dưới đây là kịch bản họp phụ huynh đầu năm học 2024 2025 các cấp (Nội dung họp phụ huynh đầu năm học 2024 2025)

Kịch bản họp phụ huynh đầu năm học 2024 2025 các cấp (Nội dung họp phụ huynh đầu năm học 2024 2025)

Dành cho trường THCS

NỘI DUNG HỌP PHỤ HUYNH ĐẦU NĂM

Năm học ….. – ….. – Lớp …..

- Thời gian: …h… ngày … tháng … năm 20…

- Thành phần: BGH, GV và toàn thể phụ huynh HS.

- Địa điểm: Trường …………………………………………………………

Nội dung:

I. Phần một: Họp chung toàn trường

- Hiệu trưởng báo cáo thông qua kết quả nhà trường đạt được trong năm học qua và kế hoạch năm học này.

- Hiệu phó hướng dẫn công tác BHYT

- Hội trưởng hội phụ huynh báo cáo thu chi năm trước và kế hoạch năm học này.

- Thảo luận toàn trường.

II. Phần hai: Họp theo lớp

1. Ổn định – điểm diện:

2. Tuyên bố lý do:

Hôm nay, ngày …/…/20… được sự đồng ý của BGH trường ………………………………lớp ………. tiến hành họp phụ huynh đầu năm, năm học 20… – 20… để thông qua kế hoạch năm học và thông qua các khoản thu đầu năm của trường.

3. Bầu thư ký……………………………………………

4. Báo cáo tình hình học tập và rèn luyện đầu năm học 20… – 20…

Tổng số học sinh: … Nữ: …

Con hộ nghèo: …; Cận nghèo: …; Mồ côi cha hoặc mẹ: …

a) Thuận lợi:

Đa số các em đều ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô giáo, khá chăm chỉ trong học tập và rèn luyện.

Trình độ HS khá đồng đều.

Chữ viết nhiều em khá đẹp, bảo quản cẩn thận, sạch sẽ.

Đa số các em có ý thức tự giác trong học tập và mọi hoạt động của nhà trường.

Nhiều em có ý thức xây dựng tập thể, có ý thức phấn đấu cao, tỏ rõ năng lực trong các hoạt động tập thể.

b) Khó khăn:

Là lớp đầu cấp nên học sinh còn bỡ ngỡ rụt rè, tác phong sinh hoạt chưa quen với môi trường của học sinh THCS, năng lực tự quản của các em còn nhiều hạn chế.

Nhiều em hoạt động còn trầm, thiếu mạnh dạn trong học tập và giao tiếp.

Kỹ năng đọc, tính toán nhiều em còn yếu.

Một số em còn cẩu thả trong học tập, thiếu ý thức chăm lo, thiếu đồ dùng học tập.

Phần lớn gia đình học sinh làm nghề nông nên thu nhập của gia đình còn thấp, có …em gia đình thuộc hộ nghèo, … em thuộc hộ cận nghèo … em mồ côi cha hoặc mẹ nên hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.

5. Một số chỉ tiêu và biện pháp:

Chỉ tiêu:

Lớp: Tiên tiến

Học lực: HSG: ... em; HSTT: ... em, còn lại là TB không có học sinh yếu về học lực.

Hạnh kiểm: Tốt: ... em; Khá: ... em; TB: ... em

Một số biện pháp:

Đối với GV và HS:

Thường xuyên theo dõi, bám sát học sinh lớp chủ nhiệm để nắm bắt tình hình và có những điều chỉnh kịp thời nếu cần trong học tập chính khoá và kể cả học thêm.

Động viên HS cố gắng học tập để đạt kết quả cao, nhất là đối với các em có năng lực.

Đối với HS cá biệt, lười học thì phối hợp với giáo viên bộ môn thường xuyên kiểm tra bài vở; nghiêm cấm việc HS bỏ học, bỏ giờ, ngồi học không ghi bài, thiếu bài kiểm tra,…

Đối với các em vi phạm nội quy thường xuyên thì gặp riêng HS và phụ huynh để có biện pháp giáo dục, ngăn chặn kịp thời để HS không tái phạm.

Phối hợp với BGH, các tổ chức trong nhà trường, các giáo viên bộ môn, ban cán sự lớp và phụ huynh học sinh để giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS.

Thực hiện phân nhóm, tổ thi đua ngay trong lớp.

Động viên, kèm cặp theo phong trào Đôi bạn cùng tiến trong học sinh.

Tuyên dương kịp thời sự tiến bộ của hs để khích lệ.

Về phía phụ huynh:

Đôn đốc, kiểm tra việc học hành của con ở nhà.

Nhắc các em chuẩn bị bài, sách vở, đô dùng học tập trước khi tới lớp.

Tạo điều kiện thuận lợi cho con như mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập, một số sách tham khảo, nâng cao,…

Mỗi GĐ cần có góc học tập riêng cho con cái.

Thường xuyên liên lạc trao đổi với giáo viên để phối hợp trong giáo dục.

6. Thông qua các khoản thu đầu năm:

Ý kiến của phụ huynh: (Ý kiến của phụ huynh về kế hoạch năm học và các khoản thu đầu năm).

7. Bầu chi hội trưởng hội phụ huynh:

……………………………………………………

8. Kết thúc:

Sau một buổi làm việc khẩn trương. Tôi xin phép được tuyên bố kết thúc buổỉ họp. Xin chân thành các đại biểu và các bậc phụ huynh đã bớt chút thời gian về dự buổi họp đầu năm. Chúc các quý vị đại biểu cùng các bậc phụ huynh sức khoẻ – hạnh phúc – thành công trong công việc.

Xin trân trọng cảm ơn!

GVCN

TẢI VỀ: Dành cho Trường Mầm non

TẢI VỀ: Dành cho Trường Tiểu học

TẢI VỀ: Dành cho Trường THCS

TẢI VỀ: Dành cho Trường THPT

Kịch bản họp phụ huynh đầu năm học 2024 2025 các cấp? Nội dung họp phụ huynh đầu năm học 2024 2025 thế nào?

Kịch bản họp phụ huynh đầu năm học 2024 2025 các cấp? Nội dung họp phụ huynh đầu năm học 2024 2025 thế nào? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ và quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp ra sao?

Căn cứ theo Điều 4 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT nêu rõ trách nhiệm và quyền hạn của cha mẹ học sinh như sau:

(1) Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:

- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh;

- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học;

- Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác.

(2) Quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:

- Quyết định triệu tập các cuộc họp cha mẹ học sinh theo quy định tại Điều 9 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT (trừ cuộc họp đầu năm học cử Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp) sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp;

- Tổ chức lấy ý kiến cha mẹ học sinh của lớp về biện pháp quản lý giáo dục học sinh để kiến nghị cụ thể với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy học;

- Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp.

Hoạt động của cha mẹ học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh ra sao?

Căn cứ theo Điều 9 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT nêu rõ hoạt động của cha mẹ học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh như sau:

(1) Các cuộc họp của toàn thể cha mẹ học sinh:

(i) Đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh cử Ban đại diện học sinh lớp với số thành viên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT. Trong năm học, tổ chức họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp ba lần: Vào đầu năm học, khi kết thúc học kỳ một, khi kết thúc năm học và tổ chức họp bất thường khi có ít nhất 50% cha mẹ học sinh lớp yêu cầu;

(ii) Việc tổ chức hay không tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh trường do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường quyết định.

(2) Các cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh:

(i) Đầu năm học giáo viên chủ nhiệm lớp triệu tập cuộc họp đầu tiên của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp cử trưởng ban, phó trưởng ban. Sau khi được cử, trưởng ban điều hành cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh để thông qua chương trình hoạt động cả năm học.

Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp tổ chức các cuộc họp thường kỳ theo chương trình hoạt động cả năm học và có thể họp bất thường khi có ít nhất 50% số cha mẹ học sinh đề nghị hoặc do trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp quyết định;

(ii) Đầu năm học, Hiệu trưởng họp với trưởng ban và phó trưởng ban của tất cả các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để cử ra Ban đại diện cha mẹ học sinh trường trong số những người thuộc thành phần được triệu tập họp, có thể cử cả người vắng mặt nếu đã được người đó đồng ý tham gia. Sau đó, Hiệu trưởng chủ trì cuộc họp đầu tiên của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để Ban đại diện cha mẹ học sinh trường cử trưởng ban, các phó trưởng ban, nếu cần có thể cử các thành viên thường trực. Sau khi được cử, trưởng ban điều hành cuộc họp tất cả các trưởng ban, phó trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để thông qua chương trình hoạt động cả năm học;

Ban đại diện cha mẹ học sinh trường họp thường kỳ theo chương trình hoạt động cả năm học và họp bất thường khi có ít nhất 50% số thành viên hoặc trưởng ban đề nghị.

(3) Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức các hoạt động triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh và các nội dung, kế hoạch hoạt động đã được thảo luận, thống nhất trong các cuộc họp cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
82,514 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào