Không xét tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam đối với đối tượng nào?
Không xét tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam đối với đối tượng nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 31/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam”
...
4. Không xét tặng Kỷ niệm chương đối với cá nhân tự ý bỏ việc; bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc đang bị điều tra, truy tố, xét xử, đang trong thời gian thi hành kỷ luật.
Trường hợp cá nhân bị xử lý kỷ luật, thời gian thi hành kỷ luật không được tính vào thời gian để xét tặng Kỷ niệm chương. Sau khi hết thời hạn thi hành kỷ luật ít nhất 01 năm mới xem xét tặng Kỷ niệm chương.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì không xét tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam đối với các cá nhân sau:
- Cá nhân tự ý bỏ việc;
- Cá nhân bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Cá nhân đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc đang bị điều tra, truy tố, xét xử, đang trong thời gian thi hành kỷ luật.
Không xét tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam đối với đối tượng nào? (Hình từ internet)
Cá nhân để được xét tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam hiện nay phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
Đối với cá nhân trong ngành Giao thông vận tải Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 50/2019/TT-BGTVT quy định cá nhân trong ngành giao thông vận tải Việt Nam để được xét tặng kỷ niệm chương phải đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:
- Có thời gian cống hiến trong ngành Giao thông vận tải Việt Nam, cụ thể:
+ Cá nhân công tác trong ngành Giao thông vận tải Việt Nam có thời gian công tác từ đủ 20 năm trở lên đối với nam và từ đủ 15 năm trở lên đối với nữ.
+ Cá nhân ở các ngành khác chuyển về ngành Giao thông vận tải Việt Nam hoặc từ ngành Giao thông vận tải Việt Nam chuyển sang các ngành khác có đủ 25 năm công tác liên tục, trong đó thời gian công tác trong ngành Giao thông vận tải Việt Nam đủ 10 năm trở lên đối với nam và đủ 08 năm trở lên đối với nữ.
+ Đối với các trường hợp có thời gian công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, hải đảo được hưởng chế độ phụ cấp khu vực từ 0,5 trở lên theo quy định thì thời gian công tác thực tế tại các địa bàn trên được nhân với hệ số 1,5.
+ Đối với trường hợp là Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải (đương chức hoặc nghỉ chế độ chính sách hay chuyển công tác) khi xét tặng không tính thâm niên công tác.
- Đối với công chức có thời gian ít nhất 05 năm giữ chức vụ lãnh đạo cấp Vụ, Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (hoặc tương đương) trở lên hoặc là lãnh đạo Sở Giao thông vận tải: Có nhiều công lao, thành tích góp phần xây dựng và phát triển ngành Giao thông vận tải Việt Nam được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản xác nhận, ghi nhận.
- Cá nhân trong Ngành có nhiều công lao hoặc có đóng góp nguồn lực góp phần xây dựng và phát triển ngành Giao thông vận tải Việt Nam được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản xác nhận, ghi nhận, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
+ Có sáng kiến hoặc công trình nghiên cứu khoa học có giá trị thực tiễn, hiệu quả cho sự phát triển đối với ngành Giao thông vận tải Việt Nam;
+ Có đóng góp công lao, nhân lực, tài chính hoặc vật chất khác có giá trị thực tiễn, hiệu quả cho sự phát triển đối với ngành Giao thông vận tải Việt Nam.
Đối với cá nhân ngoài ngành Giao thông vận tải Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 50/2019/TT-BGTVT quy định cá nhân ngoài ngành giao thông vận tải Việt Nam để được xét tặng kỷ niệm chương phải đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:
- Có công lao, thành tích suất xắc trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý góp phần xây dựng và phát triển ngành Giao thông vận tải Việt Nam và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, ngành có văn bản xác nhận, ghi nhận.
- Có sáng kiến, giải pháp hoặc công trình nghiên cứu khoa học có giá trị thực tiễn, đóng góp thiết thực, hiệu quả cho sự phát triển đối với ngành Giao thông vận tải Việt Nam được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, ngành có văn bản xác nhận, ghi nhận.
- Có đóng góp nguồn lực (trí tuệ, tài chính hoặc vật chất) góp phần xây dựng và phát triển ngành Giao thông vận tải Việt Nam được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, ngành có văn bản xác nhận, ghi nhận.
- Có công lao trong xây dựng và củng cố mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế, góp phần xây dựng và phát triển ngành Giao thông vận tải Việt Nam.
- Các trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.
Thông tư 31/2023/TT-BGTVT áp dụng với những đối tượng nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 31/2023/TT-BGTVT được áp dụng với những đối tượng sau đây:
- Tập thể, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc: Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải; cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là các cơ quan, đơn vị trong ngành Giao thông vận tải).
- Tổ chức, cá nhân có công lao, thành tích đóng góp vào sự phát triển ngành Giao thông vận tải và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác thi đua khen thưởng của Bộ Giao thông vận tải.
Thông tư 31/2023/TT-BGTVT có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.