Không phân loại rác thải sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Hướng dẫn cách phân loại rác thải tại nhà đúng quy định để không bị xử phạt?

Tôi muốn hỏi về việc phân loại rác thải tại nhà như thế nào để không bị phạt? Nếu tôi phân loại rác không đúng quy định thì bị xử phạt như thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc. Cảm ơn!

Phân loại rác không đúng quy định bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 25 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với việc phân loại rác không đúng quy định như sau:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

Như vậy, hành vi không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định, không sử dụng bao bì chứa chất thải sinh hoạt có thể bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP).

Phân loại rác như thế nào cho đúng để không bị xử phạt? Phân loại rác không đúng quy định bị xử phạt như thế nào?

Không phân loại rác thải sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Hướng dẫn cách phân loại rác thải tại nhà đúng quy định để không bị xử phạt? (Hình từ internet)

Hướng dẫn cách phân loại rác đúng quy định để không bị phạt?

Căn cứ Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt như sau:

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:

+ Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;

+ Chất thải thực phẩm;

+ Chất thải rắn sinh hoạt khác.

- Hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều này vào các bao bì để chuyển giao như sau:

- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

- Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

- Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện quản lý như sau:

+ Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi;

+ Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

+ Chất thải thực phẩm không thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

+ Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

- Khuyến khích hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt thực hiện phân loại, lưu giữ và chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại khoản 3 Điều này.

- Việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải cồng kềnh được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ngoài ra, có thể tham khảo hướng dẫn phân loại rác thải tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định 09/2021/QĐ-UBND Sửa đổi, bổ sung Điều 5 Quyết định 12/2019/QĐ-UBND như sau:

- Cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt (viết tắt là CTRSH) thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý, thành 02 nhóm như sau:

+ Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế.

+ Nhóm chất thải còn lại (không bao gồm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn thải).

- Tùy điều kiện kinh tế - xã hội, công nghệ xử lý CTRSH của Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ quy định cụ thể số lượng, thành phần nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế theo lộ trình để Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức (viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) triển khai thực hiện.

- CTRSH tại nguồn sau phân loại phải được lưu chứa trong bao bì (túi) hoặc thiết bị lưu giữ (thùng) riêng biệt, có dấu hiệu nhận biết loại chất thải hoặc theo các quy định hiện hành của pháp luật.

- Bao bì (túi), thiết bị lưu giữ (thùng) CTRSH sau phân loại phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có khả năng chống thấm, không làm rò rỉ nước rỉ rác và có kích thước phù hợp với lượng chất thải, thời gian lưu giữ.

+ Bao bì (túi) phải được buộc kín, thiết bị lưu giữ (thùng) phải có nắp đậy kín để đảm bảo không phát tán mùi và có dán biển cảnh báo thông tin trên thân thùng.

- Việc tổ chức thực hiện phân loại CTRSH phải tuân thủ hướng dẫn chi tiết của cơ quan quản lý nhà nước.

- Hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy để chứa CTRSH sau phân loại, khuyến khích sử dụng túi ni lông dễ phân hủy, bao bì thân thiện môi trường để thay thế các túi ni lông khó phân hủy.

Tại sao phải phân loại rác ngay tại nhà?

Tuy đây là một công việc không quá to lớn, nhưng nếu mỗi người đều tự giác phân loại rác thải tại nhà sẽ mang lại nhiều lợi ích đến với môi trường sống, cụ thể như:

- Phân loại rác thải còn giúp giảm đi một lượng rác thải ra môi trường một cách đáng kể, tiết kiệm thêm nhiều khoản chi phí khác như thu gom, vận chuyển và xử lý.

- Phân loại rác tại nhà còn góp phần giảm đi sự ô nhiễm môi trường, nâng cao ý thức cộng đồng, sử dụng và bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên của chúng ta.

- Xây dựng ý thức phân loại rác thải và để rác đúng nơi quy định của mỗi người sẽ giúp giảm những chất thải rắn từ rác, mang lại nguồn kinh tế lớn từ các chất thải có khả năng tái chế và sử dụng lại.

- Khi phân loại rác thải là bạn đã góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên, tiết kiệm thời gian xử lý rác thải, mang lại nhiều lợi ích từ việc tận dụng nguồn chất thải đó vào công cuộc tái chế thành các sản phẩm khác có ích trong cuộc sống hằng ngày như phục vụ cho công cuộc nuôi trồng, sinh hoạt hằng và còn cực kì thân thiện với môi trường.

Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 25/8/2022.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

10,010 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào