Không phải thực hiện bảo đảm tiền vay đối với cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù khi vay vốn dưới 100 triệu có đúng không?

Không phải thực hiện bảo đảm tiền vay đối với cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù khi vay vốn dưới 100 triệu có đúng không?

Không phải thực hiện bảo đảm tiền vay đối với cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù khi vay vốn dưới 100 triệu có đúng không?

Tại Điều 10 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg quy định về việc bảo đảm tiền vay như sau:

Bảo đảm tiền vay
1. Người chấp hành xong án phạt tù vay vốn đào tạo nghề và vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.
2. Cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù vay vốn trên 100 triệu đồng phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và Ngân hàng Chính sách xã hội về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vay vốn.

Theo đó, tại khoản 2 Điều 10 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg quy định về việc bảo đảm tiền vay đối với cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù vay vốn trên 100 triệu đồng phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và Ngân hàng Chính sách xã hội về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vay vốn.

Không phải thực hiện bảo đảm tiền vay đối với cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù khi vay vốn dưới 100 triệu có đúng không?

Cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng người lao động chấp hành xong án phạt tù cần phải đáp ứng điều kiện gì để được vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội?

Tại Điều 3 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg quy định về đối tượng và điều kiện vay vốn.

Đối tượng và điều kiện vay vốn
Đối tượng vay vốn và điều kiện vay vốn bao gồm:
1. Đối tượng vay vốn
a) Người chấp hành xong án phạt tù bao gồm người chấp hành xong thời hạn chấp hành án phạt tù đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù quy định tại Luật Thi hành án hình sự và người được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá quy định tại Luật Đặc xá;
b) Cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù.
2. Điều kiện vay vốn
a) Người chấp hành xong án phạt tù: Có nhu cầu vay vốn; có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, do Công an cấp xã lập và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận theo Mẫu số 01 kèm theo Quyết định này. Thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 05 năm;
b) Cơ sở sản xuất kinh doanh: Được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật; sử dụng tối thiểu 10% tổng số lao động là người chấp hành xong án phạt tù đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm a khoản này và ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; có phương án vay vốn và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện phương án xác nhận theo Mẫu số 02 kèm theo Quyết định này.
3. Người chấp hành xong án phạt tù và cơ sở sản xuất kinh doanh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải thuộc trường hợp không còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các chương trình tín dụng khác có cùng mục đích sử dụng vốn vay để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng người lao động chấp hành xong án phạt tù muốn vay vốn cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật.

- Sử dụng tối thiểu 10% tổng số lao động là người chấp hành xong án phạt tù đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm a khoản này và ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

- Có phương án vay vốn và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện phương án xác nhận theo Mẫu số 02 kèm theo Quyết định 22/2023/QĐ-TTg.

- Cơ sở sản xuất kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg phải thuộc trường hợp không còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các chương trình tín dụng khác có cùng mục đích sử dụng vốn vay để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo quy định của pháp luật.

Phương thức cho vay đối với cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng người lao động chấp hành xong án phạt tù được quy định như thế nào?

Tại Điều 4 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg quy định về phương thức cho vay như sau:

Phương thức cho vay
1. Đối với người chấp hành xong án phạt tù
a) Thực hiện phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình của người chấp hành xong án phạt tù là người đứng tên vay vốn và giao dịch với Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp trong hộ gia đình không còn thành viên nào từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật thì người chấp hành xong án phạt tù trực tiếp đứng tên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội;
b) Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội.
2. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh
Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay trực tiếp.

Theo đó, Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay trực tiếp đối với cơ sở sản xuất kinh doanh.

Quyết định 22/2023/QĐ-TTg sẽ có hiệu lực từ ngày 10/10/2023

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

967 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào