Không còn căn cứ vào việc đăng ký tham gia thi đua để xét tặng danh hiệu thi đua từ ngày 01/01/2024?

Xin chào! Tôi có câu hỏi mong được ban tư vấn giúp tôi hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi muốn được hỏi rằng Nhà nước căn cứ vào những gì để xét tặng danh hiệu thi đua theo quy định mới nhất? Mong sớm nhận được phản hồi. Xin cảm ơn nhiều.

Thế nào là thi đua và danh hiệu thi đua?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thi đua khen thưởng 2022 quy định về khái niệm thi đua cụ thể thi đua là hoạt động có tổ chức do người có thẩm quyền phát động với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể, hộ gia đình.

Đối với quy định về danh hiệu thi đua thì tại khoản 2 Điều 3 Luật Thi đua khen thưởng 2022 quy định cụ thể như sau:

Danh hiệu thi đua là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích trong thi đua.

Đã không còn căn cứ vào việc đăng ký tham gia thi đua để xét tặng danh hiệu thi đua từ ngày 01/01/2024?

Không còn căn cứ vào việc đăng ký tham gia thi đua để xét tặng danh hiệu thi đua từ ngày 01/01/2024?

Có những loại danh hiệu thi đua nào từ 01/01/2024?

Đối với quy định tại Điều 6 Luật Thi đua khen thưởng 2022 quy định về danh hiệu thi đua cụ thể như sau:

(1) Danh hiệu thi đua đối với cá nhân.

(2) Danh hiệu thi đua đối với tập thể.

(3) Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình.

Quy định về căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua?

Đối với quy định về căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua thì tại Điều 7 Luật Thi đua khen thưởng 2022 quy định cụ thể như sau:

(1) Phong trào thi đua.

(2) Thành tích thi đua.

(3) Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.

Theo đó, so với quy định tại Điều 10 Luật Thi đua khen thưởng 2003 thì từ 01/01/2024, khi xét tặng danh hiệu thi đua sẽ không cần xét đến yếu tố đăng ký tham gia thi đua.

Những hành vi bị nghiêm cấm trong việc thực hiện thi đua, khen thưởng?

Tại Điều 15 Luật Thi đua khen thưởng 2022 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện thi đua khen thưởng cụ thể như sau:

(1) Tổ chức thi đua, khen thưởng trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước; lợi dụng thi đua, khen thưởng để vụ lợi.

(2) Cản trở, nhũng nhiễu, tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng.

(3) Kê khai gian dối, làm giả hồ sơ, xác nhận, đề nghị sai trong thi đua, khen thưởng.

(4) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị, quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trái pháp luật.

(5) Sử dụng hiện vật khen thưởng trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, tác động xấu đến xã hội.

(6) Sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng trái quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng?

Về nội dung liên quan tới trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng thì tại Điều 13 Luật Thi đua khen thưởng 2022 quy định cụ thể như sau:

(1) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích để khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng; nhân rộng điển hình tiên tiến; đánh giá thành tích; chịu trách nhiệm về quyết định khen thưởng và việc trình cấp trên khen thưởng.

(2) Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm áp dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa về quản lý công tác thi đua, khen thưởng.

(3) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và có trách nhiệm sau đây:

- Tuyên truyền, vận động, động viên các đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng;

- Tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức các phong trào thi đua;

- Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng và phản biện xã hội đối với dự thảo chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng.

(4) Cơ quan báo chí có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và thường xuyên tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; tích cực tham gia phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc; phổ biến, nêu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, góp phần cổ vũ, khích lệ phong trào thi đua. Công tác tuyên truyền phản ánh đúng kết quả của phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kịp thời phản ánh, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.

(5) Cơ quan, tổ chức, đơn vị tham mưu, giúp việc về công tác thi đua, khen thưởng có trách nhiệm sau đây:

- Tham mưu, đề xuất thực hiện công tác thi đua, khen thưởng;

- Tham mưu phát động phong trào thi đua; xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung thi đua;

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; tiếp nhận, xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; trình cấp có thẩm quyền quyết định việc khen thưởng;

- Tham mưu sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua.

Luật Thi đua khen thưởng 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

6,424 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào