Không cấp giấy phép khai thác thủy sản cho tàu cải hoán, đóng mới khi không có văn bản chấp thuận đúng không?
Không cấp giấy phép khai thác thủy sản cho tàu cải hoán, đóng mới khi không có văn bản chấp thuận đúng không?
Căn cứ theo điểm 1 khoản 4 Điều 1 Quyết định 208/QĐ-TTg năm 2023 có nêu rõ như sau:
1. Tăng cường quản lý nhà nước về khai thác thủy sản
a) Không cấp văn bản chấp thuận cho đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá đối với tàu cá làm nghề cấm, nghề hạn chế phát triển theo quy định của pháp luật. Thực hiện nghiêm, không cấp giấy phép khai thác thủy sản cho các tàu cải hoán, đóng mới khi không có văn bản chấp thuận cải hoán đóng mới tàu cá.
b) Ban hành tiêu chí đặc thù của địa phương trong việc cấp văn bản chấp thuận cải hoán, đóng mới thay thế tàu cá của địa phương phải bảo đảm an toàn, điều kiện làm việc, nghỉ ngơi cho người lao động, sử dụng ít nhiên liệu, hiện đại hóa trang thiết bị khai thác bảo quản trên tàu; không bổ sung các nghề khai thác hải sản có ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản, phù hợp với định hướng phát triển nghề khai thác thủy sản của trung ương và địa phương.
c) Xác định số lượng hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản cắt giảm hằng năm theo loại nghề và bổ sung hợp lý số tàu cá cho phép đóng mới để đảm bảo đội tàu về ngưỡng bằng khoảng 60% số tàu cá hoạt động tại vùng ven bờ, khoảng 70% số tàu cá hoạt động tại vùng lộng, khoảng 90% số tàu cá hoạt động tại vùng khơi so với thời điểm khi bắt đầu thực hiện Đề án.
Theo đó, để đạt được Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái (sau đây gọi là Đề án) một trong những nhiệm vụ cần thực hiện là tăng cường quản lý nhà nước về khai thác thủy sản như sau:
- Không cấp văn bản chấp thuận cho đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá đối với tàu cá làm nghề cấm, nghề hạn chế phát triển theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nghiêm, không cấp giấy phép khai thác thủy sản cho các tàu cải hoán, đóng mới khi không có văn bản chấp thuận cải hoán đóng mới tàu cá.
Không cấp giấy phép khai thác thủy sản cho tàu cải hoán, đóng mới khi không có văn bản chấp thuận đúng không?
Nhiệm vụ chuyển đổi sang các nghề khai thác thủy sản khác được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm 2 khoản 4 Điều 1 Quyết định 208/QĐ-TTg năm 2023 có nêu rõ về nhiệm vụ chuyển đổi sang các nghề khai thác khác như sau:
Đối với nghề lưới kéo, lưới rê thu ngừ
- Cắt giảm những tàu cá làm nghề lưới kéo có chiều dài lớn nhất từ 15 m nước trở lên, tàu cá có tuổi từ 15 tuổi trong giai đoạn đến năm 2025 và giảm dần trong giai đoạn 2026 - 2030.
- Không cấp lại giấy phép thuê, mua tàu cá từ nơi khác về địa phương đối với tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề lưới rê thu ngừ. Việc cấp giấy chấp thuận cho thuê, mua tàu cá chỉ được thực hiện khi người mua cam kết chuyển sang các nghề khác.
- Đối với các tàu cá đăng ký cải hoán nghề, khi cấp văn bản chấp thuận chỉ cho phép cải hoán sang các nghề khác ngoài nghề lưới kéo, nghề lưới rê thu ngừ.
Chuyển đổi các nghề ven bờ sang nghề dịch vụ khai thác thủy sản, nghề cá giải trí và các nghề khác
- Tại các vùng biển bãi ngang, vùng cửa sông, ven đảo nơi có tiềm năng, điều kiện phát triển du lịch cần thúc đẩy phát triển nghề cá giải trí, bao gồm các hoạt động:
+ Khai thác cảnh quan, hệ sinh thái biển, chuyển đổi một số tàu cá sang tàu đáy kính để ngắm cá, ngắm rạn san hô, lặn ống thở hoặc lặn để ngắm san hô, cỏ biển, cá biển, câu mực, câu cá rạn, lặn săn bắn cá gắn với hoạt động dịch vụ ẩm thực, đánh cá trải nghiệm, các hoạt động giáo dục... đảm bảo không làm ảnh hưởng tới di sản văn hóa tại khu vực biển theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
+ Hoạt động khai thác hải sản có kiểm soát: như câu thẻ mực, câu cá rạn, lặn săn bắn cá... gắn với hoạt động dịch vụ ẩm thực trên tàu.
+ Hoạt động đánh cá trải nghiệm.
+ Các hoạt động giáo dục, giải trí khác.
+ Các nghề dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản bao gồm các nghề thu mua, vận chuyển hải sản trên biển, thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ. Gắn công tác quản lý cấp giấy phép nghề cá giải trí khai thác nguồn lợi hải sản vào việc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp cho cộng đồng ngư dân ven biển thông qua các hình thức đồng quản lý, tổ đoàn kết.
- Tập trung chuyển đổi, cắt giảm số lượng tàu cá làm nghề lưới rê khơi.
- Duy trì số lượng tàu cá làm nghề lưới rê tại vùng ven bờ và vùng lộng.
Chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản và các dịch vụ nuôi trồng thủy sản đối với các địa phương có tiềm năng phát triển nghề nuôi biển.
Nhiệm vụ truyền thông của Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản được quy định như thế nào?
Tại điểm 3 khoản 4 Điều 1 Quyết định 208/QĐ-TTg năm 2023 nêu rõ nhiệm vụ truyền thông của Đề án như sau:
- Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn đào tạo nhân rộng các mô hình nghề cá giải trí; các mô hình chuyển đổi từ nghề lưới kéo, nghề rê thu ngừ sang các nghề khác đạt hiệu quả để người dân biết và tổ chức triển khai thực hiện.
- Thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định về khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Đài phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí, các băng rôn, áp phích và các cơ quan tuyên truyền để phổ biến các kinh nghiệm tốt, các điển hình làm ăn giỏi, hướng dẫn các quy trình mới, đào tạo nghề, tuyên truyền về tác hại của việc khai thác hủy diệt và khai thác ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi, thường xuyên tuyên truyền ngư dân không khai thác trong các vùng ngư trường thuộc quản lý của nước khác; tuyên truyền về tác hại của thiết bị đánh cá gây ô nhiễm rác nhựa trong đại dương.
- Tổ chức hội nghị, tọa đàm, họp mặt, đối thoại trực tiếp, hội thi, in tờ bướm, lắp đặt pano, băng rôn,... tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng về các biện pháp truyền thông nêu trên góp phần giúp chuyển biến tích cực trong suy nghĩ và hành động của ngư dân về việc chuyển đổi nghề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.