Không bảo đảm một trong các điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 sau khi công bố đạt tiêu chuẩn 2024 bị phạt bao nhiêu tiền?
- Không bảo đảm một trong các điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 sau khi công bố đạt tiêu chuẩn 2024 bị phạt bao nhiêu tiền?
- Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 phải đáp ứng các điều kiện nào?
- Cơ sở vật chất của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 phải đáp ứng các điều kiện nào?
Không bảo đảm một trong các điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 sau khi công bố đạt tiêu chuẩn 2024 bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm
...
2.. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm một trong các điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II sau khi đã công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp II;
b) Không xây dựng kế hoạch phòng ngừa, phương án xử lý sự cố an toàn sinh học hoặc kế hoạch xây dựng không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật;
c) Không khử trùng hoặc tiệt trùng chất thải sử dụng trong quá trình xét nghiệm trước khi đưa vào hệ thống thu gom chất thải hoặc nơi lưu giữ tạm thời đối với cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, c khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp I, cấp II trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định điểm b khoản 5 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, c khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này.
Vậy, hành vi không bảo đảm một trong các điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II sau khi đã công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp II 2024 bị xử phạt vi phạm hành chính 5-10 triệu đồng.
Đồng thời sẽ đình chỉ hoạt động của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học trên trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm, đối với tổ chức vi phạm thì phạt gấp đôi.
Không bảo đảm một trong các điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II 2024 bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 phải đáp ứng các điều kiện nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 103/2016/NĐ-CP có một số quy định bị bãi bỏ tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 như sau:
Khu vực xét nghiệm phải đáp ứng các Điều kiện sau:
- Điều kiện về cơ sở vật chất:
+ Các Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 103/2016/NĐ-CP;
+ Có hệ thống thu gom, xử lý hoặc trang thiết bị xử lý nước thải.
Đối với cơ sở xét nghiệm đang hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải có kết quả xét nghiệm nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi thải vào nơi chứa nước thải chung;
+ Phải riêng biệt với các phòng khác của cơ sở xét nghiệm;
+ Có biển báo nguy hiểm sinh học trên cửa ra vào của khu vực xét nghiệm theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 103/2016/NĐ-CP.
- Điều kiện về trang thiết bị:
+ Các Điều kiện về trang thiết bị quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định 103/2016/NĐ-CP;
+ Có tủ an toàn sinh học;
+ Các trang thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp với loại kỹ thuật xét nghiệm thực hiện tại cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II.
- Điều kiện về nhân sự:
+ Các Điều kiện quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm d Khoản 3 Điều 5 Nghị định 103/2016/NĐ-CP;
+ Nhân viên xét nghiệm, người chịu trách nhiệm về an toàn sinh học phải được tập huấn về an toàn sinh học từ cấp II trở lên.
- Điều kiện về quy định thực hành:
+ Các quy định theo Khoản 4 Điều 5 Nghị định 103/2016/NĐ-CP;
+ Có quy định lưu giữ, bảo quản mẫu bệnh phẩm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm tại cơ sở xét nghiệm;
+ Có kế hoạch đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm và xây dựng kế hoạch phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học.
Cơ sở vật chất của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 phải đáp ứng các điều kiện nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 103/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm i khoản 1 Điều 14 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định cơ sở vật chất của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có phòng thực hiện xét nghiệm và phòng đệm;
- Các Điều kiện quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản 1 Điều 6 Nghị định 103/2016/NĐ-CP;
- Riêng biệt với các phòng xét nghiệm và khu vực khác của cơ sở xét nghiệm;
- Phòng xét nghiệm phải kín để bảo đảm tiệt trùng;
- Hệ thống cửa ra vào khu vực xét nghiệm phải bảo đảm trong Điều kiện bình thường chỉ mở được cửa phòng đệm hoặc cửa khu vực xét nghiệm trong một thời điểm;
- Phòng xét nghiệm có ô kính trong suốt hoặc thiết bị quan sát bên trong khu vực xét nghiệm từ bên ngoài;
- Hệ thống thông khí phải thiết kế theo nguyên tắc một chiều; không khí ra khỏi khu vực xét nghiệm phải qua bộ lọc không khí hiệu suất lọc cao;
- Có hệ thống báo động khi áp suất của khu vực xét nghiệm không đạt chuẩn; áp suất khu vực xét nghiệm luôn thấp hơn so với bên ngoài khi khu vực xét nghiệm hoạt động bình thường;
- Tần suất trao đổi không khí của khu vực xét nghiệm ít nhất là 6 lần/giờ;
- Hệ thống cấp khí chỉ hoạt động được khi hệ thống thoát khí đã hoạt động và tự động dừng lại khi hệ thống thoát khí ngừng hoạt động;
- Có thiết bị tắm, rửa trong trường hợp khẩn cấp tại khu vực xét nghiệm;
- Phòng xét nghiệm có hệ thống liên lạc hai chiều và hệ thống cảnh báo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.