Khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa của định mức kinh tế kỹ thuật mới được quy định ra sao?

Xin hỏi, khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa của định mức kinh tế kỹ thuật mới được quy định ra sao? anh Chí Nhân - Hà Tĩnh

Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư 10/2023/TT-BGTVT về Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.

Khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa

Tại mục V Định mức ban hành kèm Thông tư 10/2023/TT-BGTVT quy định Khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa như sau:

Stt

Công tác

Đơn vị

Khối lượng

I

Công tác quản lý đường thủy nội địa



1

Hành trình kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác bảo dưỡng thường xuyên để phục vụ nghiệm thu (*)

lần/năm

12

2

Hành trình kiểm tra đột xuất sau thiên tai (*)

lần/năm

3

3

Hành trình kiểm tra giao thông đường thủy nội địa khi xảy ra tai nạn (*)

lần/năm

4

II

Công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa



1

Hành trình kiểm tra tuyến luồng, thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên

lần/năm

52

2

Bảo dưỡng thường xuyên báo hiệu



2.1

Thả phao

lần/năm/quả

1

2.2

Điều chỉnh phao

lần/năm/quả

9

2.3

Chống bồi rùa

lần/năm/quả

9 (6)

2.4

Trục phao

lần/năm/quả

1

2.5

Bảo dưỡng phao sắt

lần/năm/quả

1

2.6

Bảo dưỡng phao nhựa, composite

lần/năm/quả

2

2.7

Bảo dưỡng xích và phụ kiện

lần/năm/xích và phụ kiện

1

2.8

Bảo dưỡng biển phao

lần/năm/biển

1

2.9

Bảo dưỡng tiêu thị

lần/năm/tiêu thị

1

2.10

Bảo dưỡng giá phao, lồng đèn

lần/năm/bộ

1

2.11

Sơn màu phao sắt

lần/năm/quả

1

2.12

Sơn màu biển phao

lần/năm/biển

1

2.13

Sơn màu tiêu thị

lần/năm/tiêu thị

1

2.14

Bảo dưỡng cột, biển (bảo hiệu, tuyên truyền luật, thước nước ngược)

lần/năm/cột, biển

1

2.15

Sơn màu cột, biển (báo hiệu, tuyên truyền luật, thước nước ngược)

lần/năm/cột, biển

1

2.16

Sơn màu cột bê tông

lần/năm/cột

2

2.17

Điều chỉnh cột và biển báo hiệu (loại không đổ bê tông chân cột) (*)

lần/năm/cột, biển

1

2.18

Dịch chuyển cột và biển báo hiệu (loại không đổ bê tông chân cột) (*)

% số cột

10

2.19

Kiểm tra, vệ sinh đèn năng lượng mặt trời

lần/năm/đèn

12

3

Bảo dưỡng thiết bị hệ thống thông tin



3.1

Bảo dưỡng trạm đo mực nước tự động

lần/năm

1

3.2

Bảo dưỡng trạm thu tín hiệu, truyền dữ liệu

lần/năm

1

3.3

Bảo dưỡng thiết bị tại trung tâm dữ liệu

lần/năm

1

4

Kiểm tra công trình kè, kè chân báo hiệu

lần/năm

2

5

Thu hồi báo hiệu

báo hiệu

Theo thực tế

6

Lắp đặt báo hiệu

báo hiệu

Theo thực tế

III

Các công tác đặc thù trong quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa



1

Trực đảm bảo giao thông

giờ/ngày

24

2

Đọc mực nước sông



2.1

Đọc mực nước sông vùng lũ

lần/ngày

3

2.2

Đọc mực nước sông vùng triều

lần/ngày

24

3

Trực phòng chống thiên tai

ngày/năm

18

4

Làm việc với địa phương bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy

lần/năm/xã, phường (lực lượng chức năng, chủ công trình)

4

5

Phát quang quanh báo hiệu

lần/năm/cột

2

6

Đo dò sơ khảo bãi cạn bằng máy đo hồi âm cầm tay

lần/năm/bãi

9

7

Đảm bảo thông tin liên lạc



7.1

Đảm bảo thông tin liên lạc trạm đo mực nước tự động

ngày/năm

365

7.2

Đảm bảo thông tin liên lạc trạm thu tín hiệu, truyền dữ liệu

ngày/năm

365

7.3

Đảm bảo thông tin liên lạc trung tâm dữ liệu

ngày/năm

365

8

Duy trì gói cước viễn thông

năm

1

9

Vớt các vật nổi trên luồng chạy tàu thuyền


Theo thực tế

Đường thủy nội địa

Khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa của Định mức kinh tế kỹ thuật mới được quy định ra sao? (Hình internet)

Nội dung định mức kinh tế kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa gồm những gì?

Tại mục II Định mức ban hành kèm Thông tư 10/2023/TT-BGTVT quy định nội dung định mức gồm:

(1) Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa quy định mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc nhằm duy trì trạng thái hoạt động bình thường của đường thủy nội địa.

(2) Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa được xác định trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.

(3) Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa bao gồm: mã hiệu, tên công tác, đơn vị tính, thành phần công việc, quy định áp dụng (nếu có) và bảng các hao phí định mức; trong đó:

- Thành phần công việc: Quy định nội dung các bước công việc từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thành công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.

- Bảng các hao phí định mức gồm:

+ Mức hao phí vật liệu: Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển (không kể vật liệu cần dùng cho máy thi công và những vật liệu tính trong chi phí chung) cần thiết cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa.

Mức hao phí vật liệu đã bao gồm hao hụt vật liệu ở khâu thi công. Mức hao phí vật liệu chính được tính bằng số lượng phù hợp với đơn vị tính của vật liệu. Mức hao phí vật liệu phụ được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí vật liệu chính.

+ Mức hao phí nhân công: Là số ngày công lao động của nhân công trực tiếp và nhân công phục vụ để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc.

Mức hao phí nhân công được tính bằng số ngày công theo cấp bậc thợ tương ứng. Cấp bậc thợ quy định trong định mức là cấp bậc bình quân của các công nhân, kỹ sư tham gia trực tiếp và phục vụ để thực hiện một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.

+ Mức hao phí máy thi công: Là số ca sử dụng phương tiện, máy và thiết bị (gọi tắt là máy) trực tiếp thực hiện, máy phục vụ cần thiết (nếu có) để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa. Mức hao phí máy trực tiếp thực hiện được tính bằng số lượng ca máy sử dụng. Mức hao phí máy phục vụ được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí máy thi công trực tiếp.

Nội dung công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa gồm những gì?

Tại mục IV Định mức ban hành kèm Thông tư 10/2023/TT-BGTVT quy định Nội dung công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa gồm:

- Công tác quản lý đường thủy nội địa

- Công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa

- Công tác đặc thù trong quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa

Xem chi tiết tại Thông tư 10/2023/TT-BGTVT

Thông tư 10/2023/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2023

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

905 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào