Khoản chi mua thuốc, vật tư y tế của đơn vị sử dụng ngân sách được Kho bạc Nhà nước được kiểm soát ra sao?
Khoản chi mua thuốc, vật tư y tế của đơn vị sử dụng ngân sách được Kho bạc Nhà nước được kiểm soát ra sao?
Căn cứ tại tiết b điểm 2.2 khoản 2 Điều 5 Thông tư 17/2024/TT-BTC nêu rõ nội dung kiểm soát chi mua thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật tư y tế sử dụng trong quá trình điều trị khám chữa bệnh (không bao gồm mua sắm máy móc, thiết bị; xe ô tô và phương tiện vận tải khác được quy định tại tiết a điểm 2.2 khoản 2 Điều 5 Thông tư 17/2024/TT-BTC) như sau:
Nội dung kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước
...
2. Ngoài các nội dung kiểm soát nêu tại khoản 1 Điều này, đối với một số nội dung chi cụ thể Kho bạc Nhà nước kiểm soát như sau:
2.2. Đối với chi mua sắm:
...
b) Đối với chi mua thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật tư y tế sử dụng trong quá trình điều trị khám chữa bệnh (không bao gồm mua sắm máy móc, thiết bị; xe ô tô và phương tiện vận tải khác được quy định tại tiết a điểm 2.2 khoản 2 Điều này):
....
Kho bạc Nhà nước căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của đơn vị sử dụng ngân sách, các điều khoản được quy định trong hợp đồng, thực hiện kiểm soát tổng số tiền của các hóa đơn kê khai trên Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành (theo Mẫu số 08a ban hành kèm theo Phụ lục II Nghị định số 11/2020/NĐ-CP) đảm bảo không vượt giá trị hợp đồng. Đơn vị sử dụng ngân sách căn cứ Biên bản nghiệm thu để lập Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành, trong đó tại cột nội dung công việc (cột số 2) kê khai số hóa đơn và ngày, tháng, năm của hóa đơn, tại cột thành tiền (cột số 6) kê khai số tiền tương ứng với giá trị của từng hóa đơn. Đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng và đơn giá, chủng loại thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật tư y tế sử dụng trong quá trình điều trị khám chữa bệnh đề nghị thanh toán, đảm bảo theo đúng quy định tại Hợp đồng; Thỏa thuận khung (trường hợp phải thực hiện mua sắm theo phương thức tập trung); Biên bản nghiệm thu giữa đơn vị sử dụng ngân sách và nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ.
Theo đó, Kho bạc Nhà nước sẽ căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của đơn vị sử dụng ngân sách, các điều khoản được quy định trong hợp đồng với đơn vị sử dụng ngân sách để thực hiện kiểm soát tổng số tiền của các hóa đơn kê khai trên Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành.
Khoản chi mua thuốc, vật tư y tế của đơn vị sử dụng ngân sách được Kho bạc Nhà nước được kiểm soát ra sao?
Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán qua Kho bạc Nhà nước như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 17/2024/TT-BTC có nêu rõ nguyên tắc kiểm soát, thanh toán qua Kho bạc Nhà nước như sau:
- Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát, thanh toán theo quy định tại khoản 5 Điều 56 Luật ngân sách nhà nước 2015, cụ thể:
+ Chi NSNN chỉ được thực hiện khi đã có trong dự toán ngân sách được giao, trừ trường hợp quy định tại Điều 51 Luật ngân sách nhà nước 2015; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền quyết định chỉ, số dư tài khoản của đơn vị còn đủ để chi.
+ Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ chi và các hồ sơ kèm theo chứng từ chi thuộc thủ tục hành chính gủ. Kho bạc Nhà nước được quy định tại các Nghị định của Chính phủ.
Trường hợp chứng từ chi và các hồ sơ kèm theo chứng từ chi đơn vị sử dụng ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước cố tình giả mạo, thay thế nội dung, đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Đối với các hồ sơ không thuộc thủ tục hành chính gửi Kho bạc Nhà nước được quy định tại các Nghị định của Chính phủ, đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm kiểm soát nội dung thanh toán, hồ sơ thanh toán theo đúng quy định của pháp luật.
+ Kho bạc Nhà nước kiểm soát định mức (mức chi) theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật. Trường hợp các cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ thì kiểm soát đảm bảo theo đúng quy chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với dự toán được giao tự chủ.
- Các khoản chi thực hiện theo nguyên tắc tạm ứng thanh toán theo quy định tại khoản 5 Điều 34 Nghị định 163/2016/NĐ-CP
- Các khoản chi tạm ứng và thanh toán bằng tiền mặt phải được thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư hướng dẫn quản lý thu chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước của Bộ Tài chính.
- Trường hợp các khoản chi NSNN thực hiện bằng hình thức giao dịch điện tử qua Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước, việc kiểm soát, thanh toán của Kho bạc Nhà nước phải tuân thủ quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước tại: Nghị định 165/2018/NĐ- CP; Nghị định 11/2020/NĐ-CP; Nghị định 45/2020/NĐ-CP; Thông tư 87/2021/TT-BTC
Hồ sơ kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước bao gồm những tài liệu nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định 11/2020/NĐ-CP quy định về thành phần hồ sơ kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước đối với hồ sơ gửi lần đầu bao gồm:
- Hồ sơ gửi lần đầu: Văn bản phê duyệt dự toán năm được cấp có thẩm quyền giao; hợp đồng (đối với các hợp đồng có giá trị trên 50 triệu đồng trở lên); văn bản giao việc hoặc hợp đồng giao khoán nội bộ (đối với trường hợp tự thực hiện); văn bản phê duyệt chỉ tiêu biên chế do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Hồ sơ tạm ứng (gửi theo từng lần đề nghị tạm ứng) bao gồm chứng từ chuyển tiền; văn bản bảo lãnh tạm ứng hợp đồng (đối với trường hợp hợp đồng có quy định phải bảo lãnh).
- Hồ sơ thanh toán (gửi theo từng lần đề nghị thanh toán)
Thông tư 17/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01 tháng 05 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.