Khi xếp hàng hóa lên toa xe vận chuyển trên tuyến đường sắt quốc gia phải tuân thủ quy định gì?
Khi xếp hàng hóa lên toa xe vận chuyển trên tuyến đường sắt quốc gia phải tuân thủ quy định gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 22/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Kỹ thuật xếp hàng hóa trên toa xe
1. Trọng lượng, thể tích của từng loại hàng hóa tương ứng với từng loại toa xe trên từng tuyến đường do doanh nghiệp quy định để bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.
2. Hàng hóa xếp lên toa xe phải bảo đảm các quy định sau:
a) Trường hợp xếp ít hơn trọng tải kỹ thuật cho phép hoặc thể tích quy định cho từng loại hàng hóa, loại toa xe trên từng tuyến đường thì người thuê vận tải phải trả tiền vận chuyển đúng với trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe sử dụng;
b) Trường hợp xếp hàng hóa vào toa xe không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định về trọng lượng, thể tích hoặc quy cách xếp hàng hóa thì phải xếp lại và bên tổ chức xếp hàng phải chịu chi phí xếp, dỡ hoặc chi phí phát sinh khác do chậm trễ gây ra;
c) Không được xếp quá trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe. Nếu xếp quá trọng tải, bên tổ chức xếp hàng phải dỡ bớt phần hàng xếp vượt quá trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe và chịu mọi chi phí về dỡ hàng hóa, xếp lại hàng hóa, tiền đọng toa xe;
d) Đối với những loại toa xe có quy định mức trọng tải, thể tích tối thiểu thì phải xếp đủ mức quy định để bảo đảm an toàn vận tải.
3. Khi xếp hàng hóa lên toa xe không mui, ngoài những quy định tại Khoản 2 Điều này, không được xếp vượt quá khổ giới hạn cho phép xếp hàng theo tuyến đường vận chuyển và thực hiện đúng quy định về biện pháp xếp và gia cố hàng hóa của doanh nghiệp.
Như vậy theo quy định trên khi xếp hàng hóa lên toa xe trên tuyến đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia phải tuân thủ như sau:
- Trường hợp xếp ít hơn trọng tải kỹ thuật cho phép hoặc thể tích quy định cho từng loại hàng hóa, loại toa xe trên từng tuyến đường thì người thuê vận tải phải trả tiền vận chuyển đúng với trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe sử dụng.
- Trường hợp xếp hàng hóa vào toa xe không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định về trọng lượng, thể tích hoặc quy cách xếp hàng hóa thì phải xếp lại và bên tổ chức xếp hàng phải chịu chi phí xếp, dỡ hoặc chi phí phát sinh khác do chậm trễ gây ra.
- Không được xếp quá trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe. Nếu xếp quá trọng tải, bên tổ chức xếp hàng phải dỡ bớt phần hàng xếp vượt quá trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe và chịu mọi chi phí về dỡ hàng hóa, xếp lại hàng hóa, tiền đọng toa xe.
- Đối với những loại toa xe có quy định mức trọng tải, thể tích tối thiểu thì phải xếp đủ mức quy định để bảo đảm an toàn vận tải.
Khi xếp hàng hóa lên toa xe vận chuyển trên tuyến đường sắt quốc gia phải tuân thủ quy định gì? (Hình từ Internet)
Có thể giao nhận hàng hóa vận chuyển trên tuyến đường sắt quốc gia bằng những hình thức nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 26 Thông tư 22/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Giao nhận hàng hóa
1. Tùy theo tính chất của hàng hóa, doanh nghiệp và người thuê vận tải có thể thỏa thuận, lựa chọn một trong các hình thức giao nhận sau:
a) Giao nhận theo số lượng đơn vị hàng hóa bằng cách kiểm đếm;
b) Giao nhận theo thể tích: Dùng dụng cụ đo lường để xác định thể tích hàng hóa trên toa xe;
c) Giao nhận theo trọng lượng: Dùng cân để xác định trọng lượng hàng hóa có trên toa xe;
d) Giao nhận nguyên toa: Bằng dấu hiệu niêm phong toa xe còn nguyên vẹn;
đ) Giao nhận theo đặc điểm của hàng hóa do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng vận tải;
e) Các hình thức khác do người thuê vận tải và doanh nghiệp thỏa thuận.
2. Hàng hóa được coi như đã nhận chở khi người thuê vận tải giao đủ hàng cho doanh nghiệp và nhận lại chứng từ giao nhận hàng có đầy đủ chữ ký của hai bên. Bắt đầu từ thời điểm này (đối với hàng hóa không có người áp tải) trách nhiệm trông coi, bảo vệ an toàn đối với hàng hóa hoàn toàn thuộc doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 25 Thông tư này.
Như vậy theo quy định trên tùy theo tính chất của hàng hóa, doanh nghiệp và người thuê vận tải có thể thỏa thuận, lựa chọn một trong các hình thức giao nhận sau:
- Giao nhận theo số lượng đơn vị hàng hóa bằng cách kiểm đếm.
- Giao nhận theo thể tích: Dùng dụng cụ đo lường để xác định thể tích hàng hóa trên toa xe.
- Giao nhận theo trọng lượng: Dùng cân để xác định trọng lượng hàng hóa có trên toa xe.
- Giao nhận nguyên toa: Bằng dấu hiệu niêm phong toa xe còn nguyên vẹn.
- Giao nhận theo đặc điểm của hàng hóa do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng vận tải.
- Các hình thức khác do người thuê vận tải và doanh nghiệp thỏa thuận.
Niêm phong toa xe, hàng hóa vận chuyển trên tuyến đường sắt quốc gia như thế nào thì đúng luật?
Căn cứ tại Điều 27 Thông tư 22/2018/TT-BGTVT quy định niêm phong toa xe, hàng hóa vận chuyển trên tuyến đường sắt quốc gia như sau:
- Toa xe có mui, toa xe có điều hòa nhiệt độ, toa xe không mui thành cao có che bạt, toa xi-téc khi chở hàng hóa đều phải được niêm phong đúng quy định.
- Đối với hàng nguyên toa, tùy thuộc vào hình thức giao nhận theo thỏa thuận trong hợp đồng vận tải, việc niêm phong toa xe được thực hiện theo quy định sau đây:
+ Trường hợp giao nhận bằng hình thức theo trọng lượng hay số lượng hàng hóa thì doanh nghiệp niêm phong.
+ Trường hợp giao nhận bằng hình thức nguyên toa có niêm phong thì người thuê vận tải niêm phong.
+ Thực hiện theo thỏa thuận khác giữa doanh nghiệp và người thuê vận tải.
- Người thuê vận tải chịu trách nhiệm niêm phong đối với hàng hóa có kê khai giá trị, công-te-nơ, các máy móc tự chạy. Đối với xe ô tô, máy kéo, các thiết bị máy móc có nhiều bộ phận dễ tháo, không đóng gói kín, chắc chắn thì phải niêm phong từng chi tiết.
- Doanh nghiệp chịu trách nhiệm niêm phong các toa xe chở hàng lẻ, toa xe sang toa, chuyển tải trong quá trình vận chuyển.
- Dấu hiệu niêm phong thuộc trách nhiệm của bên nào thì do bên đó quy định, nhưng phải rõ ràng, đầy đủ, nhận biết được trong quá trình vận chuyển.
- Việc quản lý, sử dụng niêm phong toa xe hàng do doanh nghiệp quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.