Khi nào phải nộp hồ sơ yêu cầu rà soát biện pháp chống bán phá giá theo đề nghị của bên liên quan? Hồ sơ yêu cầu bao gồm những gì?

Cho hỏi hồ sơ yêu cầu rà soát biện pháp chống bán phá giá theo đề nghị của bên liên quan bao gồm những gì và phải được nộp khi nào? - Câu hỏi của anh Hồ tại Nghệ An.

Hồ sơ yêu cầu rà soát biện pháp chống bán phá giá theo đề nghị của bên liên quan bao gồm những gì và được nộp khi nào?

Căn cứ quy định tại Điều 55 Nghị định 10/2018/NĐ-CP thì hồ sơ yêu cầu rà soát theo đề nghị của bên liên quan trong vụ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá bao gồm:

- Đơn đề nghị rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

- Các tài liệu, thông tin mà bên đề nghị rà soát cho là cần thiết.

Đồng thời, căn cứ Điều 58 Nghị định 10/2018/NĐ-CP thì thời gian nộp hồ sơ được quy định như sau:

Nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát theo đề nghị của bên liên quan
1. Trong thời hạn 60 ngày trước khi kết thúc 01 năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức hoặc quyết định mới nhất về kết quả rà soát biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, các bên liên quan theo quy định tại Điều 59 của Nghị định này có thể nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát, trừ trường hợp thời hạn nộp hồ sơ ít hơn 09 tháng tính đến thời hạn Bộ trưởng Bộ Công Thương phải quyết định có tiến hành rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay không.
2. Nội dung Hồ sơ yêu cầu rà soát căn cứ mẫu hồ sơ do Cơ quan điều tra ban hành.

theo đó, trong thời hạn 60 ngày trước khi kết thúc 01 năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặc quyết định mới nhất về kết quả rà soát biện pháp chống bán phá giá các bên liên quan có thể nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát, trừ trường hợp thời hạn nộp hồ sơ ít hơn 09 tháng tính đến thời hạn.

Khi nào phải nộp hồ sơ yêu cầu rà soát biện pháp chống bán phá giá theo đề nghị của bên liên quan? Hồ sơ yêu cầu bao gồm những gì?

Chủ thể nào có quyền đề nghị rà soát biện pháp chống bán phá giá?

Căn cứ tại Điều 59 Nghị định 10/2018/NĐ-CP thì chủ thể nào có quyền đề nghị rà soát biện pháp chống bán phá giá được quy định như sau:

Bên đề nghị rà soát
Các tổ chức, cá nhân sau đây có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp theo quy định tại Điều 58 của Nghị định này:
1. Nhà sản xuất trong nước theo quy định tại khoản 2 Điều 79 và khoản 2 Điều 87 của Luật Quản lý ngoại thương;
2. Nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với chính nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đó;
3. Nhà nhập khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp;
4. Chính phủ của nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu nước đó.

Theo đó, có 4 nhóm chủ thể được pháp luật cho phép đề nghị rà soát biện pháp chống bán phá giá, bao gồm:

- Nhà sản xuất trong nước theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Luật Quản lý ngoại thương 2017;

- Nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với chính nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đó;

- Nhà nhập khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp;

- Chính phủ của nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu nước đó.

Cơ quan điều tra tiến hành rà soát những nội dung gì trong vụ việc chống bán phá giá theo đề nghị của bên liên quan?

Căn cứ quy định tại Điều 60 Nghị định 10/2018/NĐ-CP như sau:

Nội dung rà soát theo đề nghị của bên liên quan
Cơ quan điều tra tiến hành rà soát một hoặc một số nội dung sau, căn cứ vào các nội dung rà soát mà bên liên quan yêu cầu:
1. Biên độ bán phá giá, mức trợ cấp của một, một số hoặc tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài;
2. Cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp của một, một số hoặc tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài có cam kết;
3. Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá, trợ cấp của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài liên quan và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước;
4. Phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp.

Như vậy, khi có hồ sơ yêu cầu rà soát của bên có quyền đề nghị, cơ quan điều tra tiến hành rà soát một hoặc một số nội dung sau:

- Biên độ bán phá giá, mức trợ cấp của một, một số hoặc tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài;

- Cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp của một, một số hoặc tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài có cam kết;

- Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá, trợ cấp của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài liên quan và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước;

- Phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

662 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào