Khi nào cử nhân bị thu hồi bằng đại học? Trường đại học cấp bằng cho người không đủ điều kiện bị xử phạt thế nào?

Khi nào cử nhân bị thu hồi bằng đại học? Trường đại học cấp bằng cho người không đủ điều kiện bị xử phạt thế nào?

Khi nào cử nhân bị thu hồi bằng đại học?

Căn cứ Điều 25 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo (Quy chế) ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT có quy định về thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ như sau:

Thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ
1. Văn bằng, chứng chỉ bị thu hồi, hủy bỏ trong các trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận trong tuyển sinh, học tập, thi cử, bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ;
b) Cấp cho người không đủ điều kiện;
c) Do người không có thẩm quyền cấp;
d) Bị tẩy xóa, sửa chữa;
đ) Để cho người khác sử dụng;
e) Do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ quy định tại Điều 15 của Quy chế này có trách nhiệm thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ đã sáp nhập, chia, tách, giải thể thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ là cơ quan đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ trong các trường hợp khác.
3. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ ra quyết định thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ. Nội dung của quyết định nêu rõ lý do thu hồi, hủy bỏ. Quyết định được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ; được gửi đến người bị thu hồi văn bằng, chứng chỉ, cơ quan kiểm tra phát hiện sai phạm (nếu có), cơ quan người bị thu hồi văn bằng, chứng chỉ đang công tác (nếu có) và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Theo đó, hiện nay, có 06 trường hợp mà cử nhân sẽ bị thu hồi bằng đại học như sau:

- Có hành vi gian lận trong tuyển sinh, học tập, thi cử, bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ;

- Cấp cho người không đủ điều kiện;

- Do người không có thẩm quyền cấp;

- Bị tẩy xóa, sửa chữa;

- Để cho người khác sử dụng;

- Do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ.

Khi nào cử nhân bị thu hồi bằng đại học? Trường đại học cấp bằng cho người không đủ điều kiện bị xử phạt thế nào? (Ảnh từ Internet)

Trường đại học cấp bằng cho người không đủ điều kiện bị xử phạt thế nào?

Căn cứ khoản 6 Điều 22 Nghị định 88/2022/NĐ-CP phạt tiền đối với hành vi cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học không đúng tên ngành, nghề đào tạo hoặc ngành, nghề đào tạo không được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài; ngành, nghề đào tạo không có tên trong quyết định tự chủ mở ngành, nghề đào tạo, quyết định tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài; cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học không đủ điều kiện tốt nghiệp theo quy định nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau đây:

- Phạt tiền từ 40 đến 60 triệu đồng đối với hành vi vi phạm dưới 10 người học;

- Phạt tiền từ 60 đến 80 triệu đồng đối với hành vi vi phạm từ 10 đến dưới 20 người học;

- Phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đồng đối với hành vi vi phạm từ 20 đến dưới 30 người học;

- Phạt tiền từ 100 đến 120 triệu đồng đối với hành vi vi phạm từ 30 đến dưới 40 người học;

- Phạt tiền từ 120 đến 150 triệu đồng đối với hành vi vi phạm từ 40 người học trở lên.

Bên cạnh đó, còn tùy thuộc vào trường hợp vi phạm mà cơ sở giáo dục còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn.

Ngoài ra, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Buộc thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ đối với hành vi vi phạm.

- Buộc bảo đảm quyền, lợi ích của người học đối với hành vi vi phạm quy định.

Người đứng đầu cơ sở giáo dục có trách nhiệm gì trong việc in và quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ?

Căn cứ Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT có quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, cơ sở giáo dục trong việc in và quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ như sau:

- Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp THPT, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân có trách nhiệm:

+ Ban hành quy chế về bảo quản, sử dụng, cấp phát phôi, trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân và chế tài xử lý khi để xảy ra vi phạm;

+ Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị để bảo quản phôi văn bằng, chứng chỉ;

+ Lập hồ sơ quản lý việc cấp, sử dụng, thu hồi, hủy bỏ phôi văn bằng, chứng chỉ;

+ Phối hợp với cơ quan công an địa phương nơi cơ quan đóng trụ sở chính trong việc quản lý, sử dụng phôi văn bằng, chứng chỉ;

+ Chỉ đạo thực hiện kiểm tra, thanh tra việc sử dụng phôi văn bằng, chứng chỉ đối với các đơn vị thuộc quyền quản lý.

- Người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo giáo viên có trách nhiệm:

+ Ban hành quy chế về quy trình in, quản lý việc in, bảo quản, bảo mật, sử dụng, cấp phát phôi văn bằng, chứng chỉ, trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân và chế tài xử lý khi để xảy ra vi phạm;

+ Lập hồ sơ quản lý việc in, cấp, sử dụng, thu hồi, hủy bỏ phôi văn bằng, chứng chỉ. Hồ sơ quản lý phải đảm bảo xác định được tình trạng sử dụng đối với từng phôi văn bằng, chứng chỉ khi cần xác minh;

+ Phối hợp với cơ quan công an địa phương nơi cơ sở giáo dục đóng trụ sở chính trong việc in, bảo mật, quản lý, sử dụng phôi văn bằng, chứng chỉ;

+ Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, an toàn, phòng chống cháy nổ trong việc in, bảo quản phôi văn bằng, chứng chỉ theo quy định;

+ Quy định việc lập số hiệu, các ký hiệu nhận dạng phôi văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục in để phục vụ việc bảo mật, nhận dạng và chống làm giả phôi văn bằng, chứng chỉ;

+ Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc in, bảo quản, cấp phát và sử dụng phôi văn bằng, chứng chỉ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

641 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào