Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa (Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024) như sau:
Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa (Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024) " Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989 - 06/12/2024)!" "Phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ – Gương mẫu, trung thành, đoàn kết, đổi mới!" "Cựu Chiến Binh Việt Nam – Sáng mãi tinh thần bất khuất, kiên cường!" "Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam: Tri ân, đoàn kết, cống hiến!" "Cựu Chiến Binh Việt Nam: Sống xứng đáng, xây dựng quê hương giàu đẹp!" "Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam – Tấm gương sáng cho các thế hệ noi theo!" "Tự hào 35 năm Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam đồng hành cùng dân tộc!" "Đồng lòng, đoàn kết, tiếp tục cống hiến vì Tổ quốc thân yêu!" "Cựu Chiến Binh – Tinh thần bất diệt của ý chí Việt Nam!" "Phát huy vai trò Cựu Chiến Binh – Xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh!" "Tri ân những người lính năm xưa – Tiếp nối truyền thống vẻ vang!" Thông tin mang tính chất tham khảo. |
Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024? (Hình từ Internet)
Cựu chiến binh là ai?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 150/2006/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm a, b khoản 1 Điều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP quy định về đối tượng được công nhận là Cựu chiến binh như sau:
Cựu chiến binh theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2005 là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, cụ thể như sau:
(1) Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2005 đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng Tháng 8 năm 1945 như Đội tự vệ đỏ, du kích Ba Tơ, du kích Bắc Sơn, Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và các đơn vị vũ trang khác do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo.
(2) Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2005 gồm sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân Việt Nam thuộc bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước (ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng).
(3) Cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc quy định tại khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2005 gồm:
- Đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm ở miền Bắc từ ngày 20 tháng 7 năm 1954 về trước (ngày ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương);
- Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Bắc từ ngày 27 tháng 01 năm 1973 trở về trước (ngày ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc), đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
- Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích ở miền Nam từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu theo sự quản lý, phân công hoặc giao nhiệm vụ của tổ chức, cơ sở cách mạng có thẩm quyền
(4) Công nhân viên quốc phòng quy định tại khoản 4 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2005 đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 về trước.
(5) Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 5 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2005 gồm:
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu, chuyển ngành.
(6) Những đối tượng quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2005 và được cụ thể tại (1), (2), (3), (4), (5) không được công nhận là Cựu chiến binh trong các trường hợp sau:
- Người đầu hàng địch; phản bội; người vi phạm kỷ luật bị tước danh hiệu quân nhân; công nhân viên quốc phòng bị kỷ luật buộc thôi việc;
- Người bị kết án tù mà chưa được xoá án tích.
(7) Việc xác nhận cựu chiến binh:
- Việc xác nhận Cựu chiến binh được căn cứ vào hồ sơ khi họ đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ, xuất ngũ, phục viên, nghỉ hưu tại địa phương, do cơ quan quân sự xã, phường, thị trấn nơi Cựu chiến binh đang cư trú chủ trì, phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xác nhận;
- Trường hợp hồ sơ bị thất lạc, việc xác nhận là Cựu chiến binh do cơ quan quân sự cấp xã nơi họ nhập ngũ phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xem xét xác minh lời khai của họ và lập danh sách để Ủy ban nhân dân nơi họ nhập ngũ xác nhận;
- Việc xác nhận là Cựu chiến binh trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào hồ sơ khi tiếp nhận Cựu chiến binh về cơ quan, tổ chức, đơn vị và do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó xác nhận.
(8) Việc kết nạp hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam thực hiện theo quy định của Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam và hướng dẫn của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Nhiệm vụ của Hội Cựu chiến binh Việt Nam thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2005 quy định nhiệm vụ của Hội Cựu chiến binh Việt Nam như sau:
- Tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa; đấu tranh chống mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch; chống các quan điểm sai trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.
- Tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; kiến nghị với cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến Cựu chiến binh, Hội Cựu chiến binh.
- Tập hợp, đoàn kết, động viên Cựu chiến binh rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ hiểu biết đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiến thức về kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; tập hợp quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tiếp tục phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tham gia tổ chức câu lạc bộ, Ban liên lạc Cựu quân nhân, các phong trào cách mạng ở cơ sở.
- Tổ chức chăm lo, giúp đỡ Cựu chiến binh nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển kinh tế gia đình, xoá đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp; tổ chức các hoạt động tình nghĩa để Cựu chiến binh tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Cựu chiến binh; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho Cựu chiến binh.
- Tiến hành các hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
- Phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan quân sự giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực, tự cường cho thế hệ trẻ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.