Khẩn trương sửa đổi, bổ sung Nghị định 114/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài?
- Công tác giải ngân vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài diễn ra như thế nào?
- Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 114/2021/NĐ-CP?
- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính những gì để thúc đẩy công tác giải ngân vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài?
Công tác giải ngân vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài diễn ra như thế nào?
- Theo Công điện 307/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 08/04/2022 công tác giải ngân vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài diễn ra còn chậm và kém hiệu quả. Theo báo cáo của Bộ Tài chính (tại văn bản số 2757/BTC-ĐT ngày 25 tháng 3 năm 2022), giải ngân vốn ODA nguồn ngân sách trung ương đến ngày 31 tháng 3 năm 2022 mới chỉ đạt 0,99% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
- Việc giải ngân chậm vốn ODA do nhiều nguyên nhân, ngoài tác động bởi đại dịch Covid-19, áp lực lạm phát, giá vật tư, vật liệu xây dựng sắt thép, cát đá, xi măng tăng cao làm cho tiến độ thi công các dự án ODA bị chậm lại. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu như: một số Bộ, ngành, địa phương còn thiếu quyết tâm chính trị, vai trò người đứng đầu chưa được phát huy đầy đủ, chưa thật sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; sự phối hợp giữa các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương và các nhà tài trợ còn thiếu chặt chẽ; tính sẵn sàng của dự án chưa tốt, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn gặp khó khăn, vướng mắc do phải thực hiện hài hòa giữa thủ tục trong nước và chính sách của nhà tài trợ, các quy định pháp luật về vốn ODA còn phức tạp...
Vì thế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 307/CĐ-TTg.
Thủ tưởng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 114/2021/NĐ-CP
Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 114/2021/NĐ-CP?
Theo Công điện 307/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 08/04/2022 về giải ngân vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư như sau:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền điều chuyển vốn kế hoạch đầu tư công năm 2022 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1993/VPCP-KTTH ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Văn phòng Chính phủ.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương tổng hợp bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022 đối với các dự án ODA đã có đủ điều kiện, báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Khẩn trương trình Chính phủ trước ngày 15 tháng 4 năm 2022 về Nghị định sửa đổi Nghị định 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, trong đó quy định đơn giản hóa về quy trình, thủ tục nhằm tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; tăng cường phân cấp trong quản lý, sử dụng vốn ODA gắn với trách nhiệm của các cấp, đơn vị sử dụng vốn ODA.
Theo đó, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 114/2021/NĐ-CP nhằm tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc trong công tác giải ngân vốn vay ODA và tăng cường phân cấp trong quản lý, sử dụng vốn ODA gắn với trách nhiệm của các cấp, đơn vị sử dụng vốn ODA.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính những gì để thúc đẩy công tác giải ngân vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài?
Theo Công điện 307/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 08/04/2022 về giải ngân vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài Chính như sau:
- Chỉ đạo các đơn vị chức năng bảo đảm nguồn thanh toán cho các dự án; rà soát các quy định để tiếp tục đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian kiểm soát chi, rút vốn từ nhà tài trợ, bảo đảm đúng quy định; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời xử lý các vướng mắc về thanh, quyết toán; phối hợp với các nhà tài trợ nước ngoài và các cơ quan liên quan và cơ quan chủ quản đẩy nhanh tiến độ đàm phán, ký kết Hiệp định, triển khai dự án và giải ngân, rút vốn từ các nhà tài trợ.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ ngành, địa phương thực hiện tổng kết, đánh giá Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ; kiến nghị giải pháp cần thiết nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, điều chỉnh các dự án ODA, vay ưu đãi nước ngoài theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1721/VPCP-QHQT ngày 19 tháng 3 năm 2022 của Văn phòng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.