Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo được tổ chức theo hình thức nào? Hồ sơ đề nghị cho phép cá nhân khám chữa bệnh nhân đạo gồm những gì?
- Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo được tổ chức theo những hình thức nào?
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật trong đoàn khám bệnh chữa bệnh nhân đạo nước ngoài phải đáp ứng điều kiện gì?
- Thành phần hồ sơ đề nghị cho phép cá nhân trong nước, nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo bao gồm những gì?
Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo được tổ chức theo những hình thức nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BYT quy định như sau:
Hình thức tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo được tổ chức theo một trong các hình thức sau đây:
a) Bệnh viện bao gồm bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền;
b) Phòng khám bệnh, chữa bệnh bao gồm phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, phòng chẩn trị y học cổ truyền;
c) Nhà hộ sinh;
d) Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng xét nghiệm;
đ) Cơ sở dịch vụ y tế bao gồm cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh.
2. Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước.
3. Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo nước ngoài.
4. Đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động.
5. Cá nhân trong nước hoặc nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
Như vậy theo quy định trên hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo được tổ chức theo những hình thức sau:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
- Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước
- Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo nước ngoài
- Đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động
- Cá nhân trong nước hoặc nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo được tổ chức theo hình thức nào? Hồ sơ đề nghị cho phép cá nhân khám chữa bệnh nhân đạo gồm những gì?(Hình từ Internet)
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật trong đoàn khám bệnh chữa bệnh nhân đạo nước ngoài phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BYT quy định như sau:
Điều kiện cho phép hoạt động đối với đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo nước ngoài
Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo nước ngoài khi thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1, Điểm c Khoản 2 và các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 5 Thông tư này, còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được Chính phủ Việt Nam thừa nhận theo quy định tại Điều 22 Luật khám bệnh, chữa bệnh; biết tiếng Việt thành thạo hoặc đăng ký ngôn ngữ sử dụng khi khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện quy định tại Điều 23 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
b) Là lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền có chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được Chính phủ Việt Nam thừa nhận theo quy định tại Điều 22 Luật khám bệnh, chữa bệnh nếu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo bằng y học cổ truyền; biết tiếng Việt thành thạo hoặc đăng ký ngôn ngữ sử dụng khi khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện quy định tại Điều 23 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
2. Các thành viên khác của đoàn trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề. Thành viên của đoàn nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế cấp hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được Chính phủ Việt Nam thừa nhận quy định tại Điều 22 của Luật khám bệnh, chữa bệnh; biết tiếng Việt thành thạo hoặc đăng ký ngôn ngữ sử dụng khi khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện quy định tại Điều 23 của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy theo quy định trên người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật trong đoàn khám bệnh chữa bệnh nhân đạo nước ngoài phải đáp ứng điều kiện sau:
- Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; biết tiếng Việt thành thạo hoặc đăng ký ngôn ngữ sử dụng khi khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện quy định tại Điều 23 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009.
- Là lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền có chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được Chính phủ Việt Nam thừa nhận nếu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo bằng y học cổ truyền; biết tiếng Việt thành thạo hoặc đăng ký ngôn ngữ sử dụng khi khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện quy định tại Điều 23 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009.
Thành phần hồ sơ đề nghị cho phép cá nhân trong nước, nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 30/2014/TT-BYT quy định thành phần hồ sơ đề nghị cho phép cá nhân trong nước, nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo bao gồm:
- Đơn đề nghị cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BYT.
- Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
- Kế hoạch tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BYT.
- Văn bản cho phép của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của người đứng đầu địa điểm nơi cá nhân trong nước, nước ngoài dự kiến tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
- Văn bản chứng minh nguồn tài chính ổn định bảo đảm cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.