Khái niệm phạm trù cái chung và cái riêng? Ví dụ cái chung, cái riêng? Ý nghĩa phương pháp luận cái chung, cái riêng? Thời lượng môn học Mác Lênin?

Khái niệm phạm trù cái chung và cái riêng? Ví dụ cái chung, cái riêng? Ý nghĩa phương pháp luận cái chung, cái riêng? Thời lượng môn học Mác Lênin?

Khái niệm cặp phạm trù cái chung và cái riêng? Ví dụ cái chung, cái riêng? Ý nghĩa phương pháp luận cái chung, cái riêng?

Trong triết học, khái niệm cặp phạm trù cái chung và cái riêng đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích mối quan hệ giữa các hiện tượng và sự vật. Khái niệm cặp phạm trù cái chung và cái riêng giúp chúng ta hiểu rõ cách mỗi sự vật có thể mang những đặc điểm riêng biệt nhưng vẫn thuộc về một tổng thể chung.

(1) Khái niệm cặp phạm trù cái chung và cái riêng, Ví dụ cái chung, cái riêng

- Cái riêng chỉ một sự vật, hiện tượng hay một quá trình riêng lẻ của hiện thực khách quan.

Ví dụ: như một nguyên tố, một thái dương hệ, một con người, một chế độ xã hội, mộtquá trình vận động, phát triển kinh tế hay tư tưởng của một xã hội nhất định, v.v...

Cái riêng còn được hiểu là cái đơn nhất, đó là chỉ những mặt, những thuộc tính...chỉ riêng có ở trong một sự vật, hiện tượng hay một quá trình riêng lẻ...và không được lặp lại ở bất cứ một sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ nào khác.

Ví dụ: Sự ra đời của giai cấpcông nhân Việt Nam, một mặt có những đặc điểm chung của giai cấp công nhân thế giới, nhưng mặt khác giai cấp công nhân Việt Nam lại ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam, v.v...

- Cái đơn nhất không chỉ là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các cái riêng, mà còn là tiêu chuẩn để phân biệt nó với cái chung, cái phổ biến.

Ví dụ: Cái đơn nhất được thể hiện trong sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam còn là một giai cấp cụ thể và nó khác với phạm trù giai cấp và giai cấp công nhân thế giới với tính cách là cái chung, cái phổ biến.

- Cái chung chỉ những mặt, những thuộc tính, những mối quan hệ giống nhau được lặp lại ở trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ.

Ví dụ: Bất cứ một dạng vật chất cụ thể nào cũng có những thuộc tính chung như - tính khách quan, vận động, không gian, thời gian, phản ánh, v.v...

Qua khái niệm cặp phạm trù cái chung và cái riêng, chúng ta có thể phân biệt được những yếu tố mang tính phổ quát và những yếu tố cá biệt của sự vật. Đồng thời, khái niệm cặp phạm trù cái chung và cái riêng cũng hỗ trợ trong việc xác định vai trò của các yếu tố đặc thù và quy luật trong quá trình phát triển của sự vật. Nhờ khái niệm cặp phạm trù cái chung và cái riêng, người học triết học có thể tiếp cận và phân tích sâu sắc hơn về bản chất của hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.

(2) Ý nghĩa phương pháp luận cái chung, cái riêng

Muốn nhận thức được cái chung, phải nghiên cứu cái riêng và ngược lại muốn nhận thức được cái riêng, một mặt phải nghiên cứu cái đơn nhất, nhưng đồng thời cũng phải nghiên cứu cái chung, để thấy được vai trò quyết định của cái chung với cái riêng.

Muốn vận dụng cái chung cho từng trường hợp của cái riêng, nếu không chú ý đến những tính cá biệt và điều kiện lịch sử của cái riêng thì cũng chỉ là nhận thức giáo điều, áp dụng rập khuôn máy móc. Nhưng ngược lại, trong hoạt động thực tiễn nếu không hiểu biết những nguyên lý chung, phổ biến thì hoạt động của con người cũng mang tính mù quáng, kinh nghiệm và cảm tính.

Phê phán những quan điểm phủ nhận sự tồn tại khách quan của cái chung và cái riêng, tuyệt đối hóa cái chung hoặc cái riêng, không thấy được mối quan hệ biện chứng giữa cái chung cái riêng, đó là phái duy thực và duy danh trong lịch sử triết học.

*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Khái niệm cặp phạm trù cái chung và cái riêng? Ví dụ cái chung, cái riêng? Ý nghĩa phương pháp luận cái chung, cái riêng?

Khái niệm cặp phạm trù cái chung và cái riêng? Ví dụ cái chung, cái riêng? Ý nghĩa phương pháp luận cái chung, cái riêng? (Hình ảnh Internet)

Thời lượng môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin như thế nào?

Tại Mục 2 Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT quy định như sau:

1. Tên môn học: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
2. Thời lượng: 5 tín chỉ (phần 1: 2 tín chỉ; phần 2 và 3: 3 tín chỉ).
- Nghe giảng: 70%
- Thảo luận: 30%
3. Trình độ: Dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại học, cao đẳng.
...

Theo quy định trên, thời lượng môn học Những nguyên ly cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin dành cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin là 5 tín chỉ:

- Nghe giảng: 70%.

- Thảo luận: 30%.

Môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin có mục tiêu gì?

Tại Mục 4 Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT quy định về Mục tiêu của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin như sau:

Môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin nhằm giúp cho sinh viên:

- Xác lập cơ sở lý luận cơ bản nhất để từ đó có thể tiếp cận được nội dung môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, hiểu biết nền tảng tư tưởng của Đảng;

- Xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho sinh viên

- Từng bước xác lập thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận chung nhất để tiếp cận các khoa học chuyên ngành được đào tạo.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
3,872 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào