Khai mạc Festival hoa Đà Lạt 2024 ở đâu, ngày nào? Điều chỉnh ngày giờ tổ chức Festival hoa Đà Lạt 2024 thế nào?
Khai mạc Festival hoa Đà Lạt 2024 ở đâu, ngày nào? Điều chỉnh ngày giờ tổ chức Festival hoa Đà Lạt 2024 thế nào?
>>Khai mạc festival hoa Đà Lạt 2024 lúc mấy giờ?
Theo Kế hoạch 7845/KH-UBND năm 2024, Công văn 9773/UBND-VX4 năm 2024, Công văn 10566/UBND-VX4 năm 2024 tải của UBND tỉnh Lâm Đồng về Kế hoạch tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 nêu rõ thời gian, địa điểm khai mạc Festival hoa Đà Lạt 2024.
Cụ thể, thời gian, địa điểm khai mạc Festival hoa Đà Lạt 2024 như sau:
- Thời gian: Thứ năm, ngày 05/12/2024 (thời gian khai mạc được điều chỉnh so với dự kiến trước đó là ngày 06/12);
- Địa điểm: Quảng trường Lâm Viên, thành phố Đà Lạt.
Bên cạnh đó, Kế hoạch tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 còn có một số điều chỉnh các chương trình như sau:
- Thay đổi thời gian tổ chức Phiên chợ Rau - Hoa Đà Lạt kết tinh kỳ diệu từ đất lành: Từ ngày 26/12/2024 - 02/01/2025 sang ngày 06/12/2024 - 15/12/2024.
- Thay đổi thời gian tổ chức chương trình “Giao lưu văn hóa nghệ thuật quốc tế Đà Lạt - Chuncheon (Hàn Quốc)”: Từ ngày 27/12/2024 sang ngày 04/12/2024.
- Thay đổi thời gian tổ chức chương trình “Carnaval đường phố Hoa và Di sản: Từ ngày 29/12/2024 sang ngày 06, 07/12/2024.
- Thay đổi thời gian tổ chức chương trình “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” trong khuôn khổ chương trình “Không gian hoa”: Từ ngày 05/12/2024 - 05/01/2025 sang ngày 05/12/2024 - 20/12/2024.
- Thay đổi tên chương trình “Hội thảo về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện Di Linh gắn với phát triển du lịch” thành chương trình “Di Linh - Bản sắc và Hội nhập”, gồm chuỗi hoạt động: Hội chợ giới thiệu, trưng bày sản phẩm đặc trưng với chủ đề “Hương sắc cà phê, lan và gỗ”; Triển lãm ảnh với chủ đề “Di Linh - Xưa và Nay”; Chương trình văn nghệ giới thiệu các ca khúc mới về Di Linh; Đêm hội cồng chiêng; Phục dựng Lễ Mừng lúa mới của dân tộc Cơ Ho. Địa điểm tổ chức: Quảng trường trung tâm huyện Di Linh. Thời gian tổ chức: trong 02 ngày (sau ngày 08/12/2024).
- Thay đổi thời gian, địa điểm tổ chức chương trình “Trưng bày giới thiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP Festival Hoa Đà Lạt năm 2024”:
- Thay đổi thời gian, địa điểm tổ chức chương trình âm nhạc “5AM Concert in Da Lat”:
- Không tổ chức chương trình Lễ hội Âm nhạc Hàn Quốc - Đà Lạt 2024 theo đề nghị của Hiệp hội Công nghiệp nền tảng phân phối trực tuyến Hàn Quốc (KODPIA) tại văn bản đề ngày 30/9/2024.
- Bổ sung một số chương trình hưởng ứng.
Như vậy, Chương trình Khai mạc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 sẽ diễn ra lúc 20h ngày 5/12/2024 tại Quảng trường Lâm Viên, thành phố Đà Lạt.
Khai mạc Festival hoa Đà Lạt 2024 ở đâu, ngày nào? Điều chỉnh ngày giờ tổ chức Festival hoa Đà Lạt 2024 thế nào? (Hình từ internet)
Festival hoa Đà Lạt 2024 có bắn pháo hoa không?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 56/2023/NĐ-CP có quy định về những dịp tổ chức bắn pháo hoa bao gồm:
- Tết Nguyên đán:
+ Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
+ Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
- Giỗ Tổ Hùng Vương:
+ Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
+ Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09/3 âm lịch.
- Ngày Quốc khánh:
+ Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
+ Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02/9.
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ:
+ Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
+ Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07/5.
- Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch):
+ Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
+ Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30/4.
- Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
+ Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
+ Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
- Trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Như vậy, vì Festival Hoa Đà Lạt là sự kiện văn hóa, du lịch mang tính quốc gia, quốc tế cho nên sẽ tổ chức bắn pháo hoa vào dịp này.
Việc tổ chức lễ hội phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc tổ chức lễ hội như sau:
- Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
- Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
- Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
- Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
- Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
- Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
- Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.