Kết quả thẩm định an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thủy sản độc lập được xử lý thế nào?

Cho tôi hỏi: Kết quả thẩm định an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thủy sản độc lập được xử lý ra sao? - Câu hỏi của anh Giang (Quảng Bình)

Thế nào là Cơ sở sản xuất thực phẩm thủy sản độc lập? Xử lý cơ sở sản xuất chưa đáp ứng tiêu chí độc lập thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT, cơ sở sản xuất thực phẩm thủy sản độc lập là cơ sở đáp ứng những tiêu chí sau:

- Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện hoàn chỉnh quy trình sản xuất riêng biệt từ công đoạn tiếp nhận nguyên liệu cho đến công đoạn bao gói hoàn chỉnh thành phẩm;

- Có đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng riêng. Trong đó:

+ Ít nhất 03 (ba) nhân viên thực hiện kiểm soát ATTP trong quá trình sản xuất;

+ Ít nhất 01 (một) nhân viên hoàn thành khóa đào tạo về quản lý an toàn thực phẩm theo nguyên tắc Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn - HACCP.

Theo đó, những cơ sở sản xuất thủy sản có những điều kiện trên thì được xem là cơ sở sản xuất thực phẩm thủy sản độc lập.

Đối với các cơ sở chưa đáp ứng tiêu chí độc lập, Mục 1 Công văn 2374/QLCL-CL1 năm 2013 hướng dẫn như sau:

Các cơ sở chưa đáp ứng tiêu chí độc lập mà đã được cấp các mã số khác nhau trước ngày 26/12/2013; cơ sở sản xuất thêm loại hình mới sau ngày 26/12/2013 bên cạnh loại hình cũ mà chưa đáp ứng tiêu chí độc lập thì có thể lựa chọn một trong hai phương án sau:

- Mã số cơ sở được chuyển sang sử dụng mã số TS nếu cơ sở sản xuất cả 2 loại hình, hoặc;

- Cơ sở chọn một mã số duy nhất tương ứng với một loại hình sản xuất cơ sở lựa chọn (ví dụ DL hay HK) và chỉ sản xuất loại hình đó.

Kết quả thẩm định an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thủy sản độc lập được xử lý ra sao?

Kết quả thẩm định an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thủy sản độc lập được xử lý thế nào? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có thẩm quyền thẩm định an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thủy sản độc lập?

Cơ quan thẩm định an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thủy sản độc lập được quy định tại Điều 5 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT như sau:

Cơ quan thẩm định
Cơ quan thẩm định, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận ATTP và cơ quan thẩm định, cấp Chứng thư: Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản và các cơ quan, đơn vị trực thuộc Cục (sau đây gọi là Cơ quan thẩm định)

Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan thẩm định an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thủy sản độc lập bao gồm:

- Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản;

- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.

Kết quả thẩm định an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thủy sản độc lập được xử lý ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thẩm định, Cơ quan thẩm định thẩm tra Biên bản thẩm định và thực hiện như sau:

(1) Trường hợp thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP, bổ sung Danh sách xuất khẩu:

- Đối với Cơ sở có kết quả đạt (hạng 1, hạng 2 và hạng 3):

+ Thông báo kết quả;

+ Cấp mã số theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT;

+ Bổ sung vào Danh sách xuất khẩu, tổng hợp để đề nghị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu bổ sung vào Danh sách cơ sở được phép xuất khẩu sang thị trường tương ứng;

+ Cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT đối với cơ sở không thuộc diện miễn cấp theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

- Đối với Cơ sở có kết quả không đạt (hạng 4):

+ Thông báo kết quả, yêu cầu Cơ sở thực hiện và gửi Báo cáo kết quả khắc phục sai lỗi;

+ Thu hồi Giấy chứng nhận ATTP còn hiệu lực (nếu có).

(2) Trường hợp thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện ATTP:

- Đối với Cơ sở có kết quả đạt (hạng 1, hạng 2 và hạng 3):

+ Thông báo kết quả;

+ Tổng hợp để đề nghị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cập nhật thông tin (nếu cần thiết);

- Đối với cơ sở có kết quả không đạt (hạng 4): Thông báo kết quả, yêu cầu Cơ sở thực hiện và báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi, thu hồi Giấy chứng nhận ATTP còn hiệu lực (nếu có).

(3) Trường hợp có lấy mẫu kiểm nghiệm để đánh giá hiệu quả kiểm soát điều kiện vệ sinh trong quá trình sản xuất:

- Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm nghiệm không đáp ứng quy định, Cơ quan thẩm định gửi thông báo yêu cầu Cơ sở thực hiện khắc phục.

Tùy theo mức độ sai lỗi của Cơ sở, Cơ quan thẩm định quyết định thời hạn khắc phục và tổ chức lấy mẫu kiểm nghiệm đánh giá lại.

- Trường hợp kết quả kiểm nghiệm mẫu đánh giá lại không đáp ứng quy định, Cơ quan thẩm định quyết định thanh tra đột xuất điều kiện bảo đảm ATTP của Cơ sở

Như vậy, kết quả thẩm định an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thủy sản độc lập được xử lý theo như nội dung trên.

Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,362 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào