Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức được dùng để làm gì? Không thực hiện phúc khảo đối với kết quả kiểm định đúng không?

Cho tôi hỏi: Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức dùng để làm gì? Không thực hiện phúc khảo đối với kết quả kiểm định đúng không? - Thắc mắc của chị Phụng (Bình Dương)

Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức được dùng để làm gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 06/2023/NĐ-CP, khoản 2 Điều 10 Nghị định 06/2023/NĐ-CP, khoản 3 Điều 10 Nghị định 06/2023/NĐ-CP có quy định về việc sử dụng kết quả kiểm định như sau:

Sử dụng kết quả kiểm định
1. Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức có giá trị sử dụng trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày có quyết định phê duyệt của Bộ Nội vụ. Trong thời hạn kết quả kiểm định còn giá trị, người đạt kết quả kiểm định được đăng ký thi tuyển công chức ở các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này trong phạm vi toàn quốc.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng công chức căn cứ kết quả kiểm định công chức để quy định điều kiện đăng ký dự tuyển công chức và tổ chức thi vòng 2 đối với người đạt kết quả kiểm định theo quy định tại khoản 2 Điều 8 và điểm a, điểm c khoản 3 Điều 14 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (sau đây gọi là Nghị định số 138/2020/NĐ-CP).
3. Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ đại học trở lên được phép sử dụng thay thế kết quả kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ thấp hơn khi đăng ký dự tuyển công chức phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.

Như vậy, theo quy định trên thì kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức được sử dụng như sau:

- Đối với người thi tuyển công chức, kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức được dùng để đăng ký thi tuyển công chức ở các cơ quan, tổ chức có nhu cầu tuyển dụng trong phạm vi toàn quốc.

Ngoài ra, đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ đại học trở lên sẽ được phép sử dụng thay thế kết quả kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ thấp hơn khi đăng ký dự tuyển công chức phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.

- Đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng công chức, kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức là căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức và tổ chức thi vòng 2 tuyển dụng công chức.

Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức được dùng để làm gì? Không thực hiện phúc khảo đối với kết quả kiểm định đúng không?

Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức được dùng để làm gì? Không thực hiện phúc khảo đối với kết quả kiểm định đúng không? (Hình từ Internet)

Không thực hiện phúc khảo đối với kết quả kiểm định đầu vào công chức đúng không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 06/2023/NĐ-CP như sau:

Trình tự tổ chức kiểm định
1. Hội đồng kiểm định thông báo danh sách và triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự kiểm định công chức trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày thông báo triệu tập thí sinh, Hội đồng kiểm định tiến hành tổ chức kiểm định.
2. Việc tổ chức kiểm định được thực hiện trên máy vi tính. Kết quả kiểm định được thông báo cho thí sinh được biết ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài kiểm định và không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả kiểm định.
3. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ kiểm định, Hội đồng kiểm định báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức phê duyệt kết quả kiểm định; kết quả kiểm định được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 06/2023/NĐ-CP nêu trên quy định, thí sinh dự kiểm định sẽ biết kết quả ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài. Đồng thời, việc phúc khảo đối với kết quả kiểm định sẽ không được thực hiện.

Trường hợp nào kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức bị hủy bỏ?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 06/2023/NĐ-CP, kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức bị hủy bỏ trong 02 trường hợp sau:

- Khai không đúng thông tin trong Phiếu đăng ký dự kiểm định.

- Phát hiện người được tuyển dụng sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định.

Danh sách các trường hợp bị hủy bỏ kết quả kiểm định được thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ, trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Người bị hủy bỏ kết quả kiểm định không được đăng ký dự kiểm định trong một kỳ kiểm định tiếp theo.

Nghị định 06/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 4 năm 2023.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
783 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào