Kết quả giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh được sử dụng vào công việc gì?

Cho tôi hỏi: Kết quả giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh được sử dụng vào công việc gì? Câu hỏi của chú Hậu đến từ Thành phố Hồ Chí Minh.

Công tác giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh được thực hiện theo văn bản pháp luật nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 80/2022/TT-BQP quy định như sau:

Giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh
1. Công tác giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế thực hiện theo Chỉ thị số 07/CT-BQP ngày 22 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
2. Cơ sở dữ liệu giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc được cấp có thẩm quyền phê duyệt ban hành là căn cứ để tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.
3. Trách nhiệm thu thập, xử lý thông tin giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh:
Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, cấp sư đoàn và tương đương trở lên có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin trong cơ sở dữ liệu giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị do Cục Quân lực, Bộ Tổng Tham mưu cung cấp.
Trường hợp chưa có thông tin trong cơ sở dữ liệu giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh thì Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản, đề nghị đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên (nơi trực tiếp quản lý liệt sĩ trước khi hy sinh) để kiểm tra, xác minh, cung cấp thông tin; trường hợp đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng đã giải thể hoặc sáp nhập thì gửi cấp sư đoàn và tương đương trở lên đến cơ quan, đơn vị cấp trực thuộc Bộ để kiểm tra, xác minh, cung cấp thông tin; trường hợp các cơ quan, đơn vị nêu trên chưa có thông tin thì đề nghị Cục Quân lực, Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra, xác minh, cung cấp thông tin phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

Như vậy theo quy định trên công tác giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh được thực hiện theo Chỉ thị 07/CT-BQP năm 2010.

Kết quả giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh được sử dụng vào công việc gì?

Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư 80/2022/TT-BQP quy định như sau:

Rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ
1. Nội dung rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ
a) Rà soát, thống kê, bổ sung để đối chiếu, xác định tổng số liệt sĩ; số lượng liệt sĩ hy sinh trong từng thời kỳ; xác định số liệt sĩ còn thiếu hồ sơ, danh sách ở cơ quan, đơn vị, địa phương;
b) Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về liệt sĩ, mộ liệt sĩ; tích hợp các cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.
2. Biện pháp rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ
a) Các cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên, Ủy ban nhân dân các cấp trên cơ sở hồ sơ, danh sách liệt sĩ đang quản lý; kết quả giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh; lịch sử, truyền thống của cơ quan, đơn vị, địa phương, chủ động phối hợp với ngành Lao động Thương binh và Xã hội, Ban liên lạc (cựu chiến binh, bạn chiến đấu) để rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ;
Trường hợp chưa kết luận được thông tin (mất tin, mất tích hoặc quân nhân từ trần) thì tổng hợp, lập danh sách riêng để tiếp tục phối hợp với đơn vị, địa phương thẩm tra, xác minh, kết luận;
b) Tổ chức thẩm tra, xác minh, chuẩn hóa các thông tin về liệt sĩ (họ, tên, quê quán, năm sinh, thân nhân liệt sĩ; đơn vị, trường hợp hy sinh; thời gian, địa điểm hy sinh, nơi an táng ban đầu); kiểm tra, thống kê hồ sơ, tài liệu liên quan đến mộ chí (nếu có) đã bàn giao hoặc chưa bàn giao danh sách, sơ đồ mộ chí (nơi an táng ban đầu) cho các đơn vị, địa phương quy tập và Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ;
c) Tổ chức rà soát, đối chiếu, chốt số lượng, chuẩn hóa thông tin liệt sĩ; cập nhật cơ sở dữ liệu về liệt sĩ do Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị cung cấp;
d) Cơ quan chính trị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên báo cáo theo phân cấp kết quả rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ, cơ sở dữ liệu về liệt sĩ, sơ đồ mộ chí theo phân cấp đến cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng. Cơ quan chính trị (chính sách) đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tích hợp cơ sở dữ liệu của các đơn vị thuộc quyền, báo cáo về Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị để tích hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về liệt sĩ;
đ) Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo kết quả rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ (bộ đội địa phương, dân chính đảng, thanh niên xung phong, dân quân, du kích, tự vệ) của địa phương về cơ quan quân sự cấp huyện để tổng hợp báo cáo về Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh tích hợp, báo cáo cơ sở dữ liệu về Ban Chỉ đạo 515 quân khu và Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia 515.
Kết quả rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ thực hiện bàn giao theo khoản 5 Điều 6 Thông tư này.
...

Như vậy theo quy định trên sử dụng kết quả giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh làm cơ sở để rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ.

Kết quả giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh được sử dụng vào công việc gì?

Kết quả giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh được sử dụng vào công việc gì? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ được quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 80/2022/TT-BQP quy định trách nhiệm rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ như sau:

- Các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương từ cấp xã trở lên có trách nhiệm rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ hy sinh qua các thời kỳ do cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý;

- Các cơ quan, đơn vị quân đội từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên có trách nhiệm rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ của cơ quan, đơn vị;

Trường hợp cơ quan, đơn vị trực thuộc đã giải thể, sáp nhập, chia tách, cơ quan chính trị cấp trên trực tiếp chủ trì, chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ.

Thông tư 80/2022/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 26/12/2022.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

5,421 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào