Kế hoạch kiểm toán trung hạn được xây dựng và áp dụng cho một giai đoạn kéo dài bao nhiêu năm?

Cho hỏi kế hoạch kiểm toán trung hạn được xây dựng và áp dụng cho một giai đoạn kéo dài bao nhiêu năm? - Câu hỏi của chị Như tại Đồng Tháp.

Kế hoạch kiểm toán trung hạn được xây dựng cho một giai đoạn kéo dài bao nhiêu năm?

Căn cứ Điều 11 Quy định lập, thẩm định và ban hành kế hoạch kiểm toán năm, kế hoạch kiểm toán trung hạn của Kiểm toán Nhà nước (sau đây gọi chung là Quy định) ban hành kèm theo Quyết định 02/2023/QĐ-KTNN có quy định như sau:

Yêu cầu lập kế hoạch kiểm toán trung hạn
Trên cơ sở nguyên tắc, căn cứ lập kế hoạch kiểm toán trung hạn quy định tại Điều 3, Điều 4 và tiêu chí lựa chọn đơn vị, đầu mối, chủ đề kiểm toán quy định tại Điều 5 Quy định này, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi được giao xây dựng kế hoạch kiểm toán trung hạn theo giai đoạn 03 năm cụ thể hóa mục tiêu kiểm toán, xác định trọng tâm hoạt động trong từng năm và trong cả giai đoạn. Kế hoạch kiểm toán trung hạn được xây dựng cho giai đoạn 3 năm theo hình thức cuốn chiếu hàng năm cùng với kế hoạch kiểm toán năm và thay thế kế hoạch kiểm toán trung hạn trước đó. Kế hoạch kiểm toán trung hạn có tính định hướng để các đơn vị thuộc Kiểm toán nhà nước xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm của đơn vị.

Theo đó, dựa trên những nguyên tắc, căn cứ lập kế hoạch kiểm toán trung hạn và tiêu chí lựa chọn đơn vị, đầu mối, chủ đề kiểm toán. Thì kế hoạch kiểm toán trung hạn được xây dựng cho giai đoạn 3 năm theo hình thức cuốn chiếu hàng năm cùng với kế hoạch kiểm toán năm và thay thế kế hoạch kiểm toán trung hạn trước đó.

Kế hoạch kiểm toán trung hạn được xây dựng và áp dụng cho một giai đoạn kéo dài bao nhiêu năm?

Kế hoạch kiểm toán trung hạn được xây dựng và áp dụng cho một giai đoạn kéo dài bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)

Việc lập và ban hành kế hoạch kiểm toán trung hạn được thực hiện theo mấy bước?

Căn cứ Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 02/2023/QĐ-KTNN có quy định như sau:

Trình tự các bước lập và ban hành kế hoạch kiểm toán trung hạn
1. Định hướng, hướng dẫn xây dựng kế hoạch kiểm toán trung hạn.
2. Tổ chức xây dựng và hoàn thiện dự kiến kế hoạch kiểm toán trung hạn.
3. Ban hành kế hoạch kiểm toán trung hạn.

Theo đó, Việc lập và ban hành kế hoạch kiểm toán trung hạn được thực hiện theo 3 bước sau:

Bước 1. Định hướng, hướng dẫn xây dựng kế hoạch kiểm toán trung hạn.

Bước 2. Tổ chức xây dựng và hoàn thiện dự kiến kế hoạch kiểm toán trung hạn.

Bước 3. Ban hành kế hoạch kiểm toán trung hạn.

Việc xây dựng kế hoạch kiểm toán trung hạn được thực hiện dựa trên những định hướng và hướng dẫn như thế nào?

Căn cứ Điều 13 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 02/2023/QĐ-KTNN có quy định như sau:

Định hướng, hướng dẫn xây dựng kế hoạch kiểm toán trung hạn
1. Trước ngày 15 tháng 6 hàng năm, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch kiểm toán trung hạn cùng thời điểm ban hành hướng dẫn xây dựng kế hoạch kiểm toán năm sau, trong đó định hướng một số nội dung chủ yếu về các chủ đề kiểm toán trong giai đoạn 03 năm, các chủ đề thực hiện kiểm toán hàng năm hoặc định kỳ theo quy định của pháp luật; một số nội dung kiểm toán cần quan tâm của Kiểm toán nhà nước.
2. Định hướng xây dựng kế hoạch kiểm toán trung hạn được thực hiện thông qua việc xem xét, phân tích các thông tin nêu tại Điều 4 Quy định này.

Theo đó, việc xây dựng kế hoạch kiểm toán trung hạn được thực hiện dựa trên những định hướng và hướng dẫn như sau:

- Trước ngày 15 tháng 6 hàng năm, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch kiểm toán trung hạn cùng thời điểm ban hành hướng dẫn xây dựng kế hoạch kiểm toán năm sau, trong đó định hướng một số nội dung chủ yếu về các chủ đề kiểm toán trong giai đoạn 03 năm, các chủ đề thực hiện kiểm toán hàng năm hoặc định kỳ theo quy định của pháp luật; một số nội dung kiểm toán cần quan tâm của Kiểm toán nhà nước.

- Định hướng xây dựng kế hoạch kiểm toán trung hạn được thực hiện thông qua việc xem xét, phân tích các thông tin nêu tại Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 02/2023/QĐ-KTNN, cụ thể các căn cứ này bao gồm:

+ Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Phòng, chống tham nhũng và các luật khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước.

+ Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước; kế hoạch thực hiện chiến lược từng giai đoạn của Kiểm toán nhà nước; kế hoạch kiểm toán trung hạn (đối với kế hoạch kiểm toán năm).

+ Các văn bản quản lý, điều hành kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách hàng năm, trung hạn, dài hạn của Trung ương và địa phương; thực tiễn quản lý, điều hành kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách trong năm và các thời kỳ trước, sau có liên quan.

+ Yêu cầu thực tiễn và năng lực thực tế của Kiểm toán nhà nước.

+ Các kế hoạch công tác của Kiểm toán nhà nước.

+ Các văn bản yêu cầu của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; ý kiến tham gia của các đại biểu Quốc hội và của các cơ quan chức năng có liên quan.

Quyết định 02/2023/QĐ-KTNN sẽ có hiệu lực từ ngày 26/03/2023

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,474 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào