Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch, cụ thể hóa các quy định về tăng cường hợp tác công tư?

Cho hỏi nội dung phát triển du lịch được giải đáp tại phiên họp 14 như thế nào? Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ra sao? Câu hỏi của chị Nga đến từ Thanh Hóa.

Hoạt động tăng cường hợp tác công tư, tập trung nguồn lực cho phát triển du lịch năm 2022 được hướng dẫn như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 2.2 Mục 2 Nghị quyết 572/NQ-UBTVQH15 2022 Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ như sau:

Tổ chức triển khai thực hiện cơ chế, chính sách về phục hồi, phát triển du lịch theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15.

Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất bổ sung các chính sách. Rà soát, đánh giá việc triển khai Luật Du lịch và pháp luật liên quan, chú trọng cụ thể hóa các quy định về tăng cường hợp tác công tư, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch, bổ sung chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cho tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Khẩn trương cấp vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch; quản lý chặt chẽ, phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.

Tăng cường hợp tác công tư, tập trung nguồn lực cho phát triển du lịch năm 2022 như thế nào?

Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch, cụ thể hóa các quy định về tăng cường hợp tác công tư? (Hình từ Internet)

Chính sách ưu tiên phát triển du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn?

Căn cứ tiểu mục 2.2 Mục 2 Nghị quyết 572/NQ-UBTVQH15 2022 như sau:

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tiếp tục triển khai quyết liệt, sáng tạo, hiệu quả Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và các chiến lược, chương trình, đề án của Chính phủ về phát triển du lịch như Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.

Đề án cơ cấu lại ngành du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn cả về môi trường du lịch, hạ tầng du lịch, doanh nghiệp du lịch và sản phẩm du lịch.

Tăng cường liên kết vùng, phối hợp liên ngành về phát triển du lịch. Khẩn trương ban hành Quy hoạch hệ thống du lịch, Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao theo quy định của Luật Quy hoạch 2017Nghị quyết 61/2022/QH15 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030.

Có chính sách ưu tiên phát triển du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thực hiện tốt chính sách, nhiệm vụ về phát triển sản phẩm du lịch mới trong đó có các giải pháp phù hợp thúc đẩy phát triển sản phẩm, hoạt động du lịch ban đêm, hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong du lịch; liên kết, hợp tác trong và ngoài nước; bảo đảm môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh; khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa để phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Xây dựng môi trường văn hóa, bảo vệ và phát huy giá trị di sản?

Căn cứ tiểu mục 2.2 Mục 2 Nghị quyết 572/NQ-UBTVQH15 2022 như sau:

Tập trung triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030, Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030. Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa (sửa đổi Luật Di sản văn hóa; nghiên cứu, xây dựng Luật về Nghệ thuật biểu diễn); xây dựng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực văn học.

Đồng thời, khẩn trương xây dựng Chương trình hoặc Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2022 - 2030 trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Nghiên cứu, đề xuất các công trình, tác phẩm văn hóa, nghệ thuật xứng tầm, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng vào năm 2030 và 100 năm thành lập nước vào năm 2045.

Nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho văn hóa, công nghiệp văn hóa. Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa. Tăng cường hợp tác, giao lưu về văn hóa; quảng bá văn hóa, văn học nghệ thuật tiêu biểu của Việt Nam ra nước ngoài.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thực hiện tốt công tác kiểm kê, xếp hạng, ghi danh, quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi, bảo vệ và phát huy giá trị di sản, di tích. Triển khai các biện pháp bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là di sản văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, quan tâm bố trí đầy đủ, kịp thời ngân sách và có chính sách xã hội hóa hợp lý, thu hút đầu tư cho hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản; trong đó, phân khai đủ kinh phí thực hiện Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, phối hợp với các địa phương trong công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp xây dựng môi trường văn hóa, nếp sống văn hóa, giáo dục đạo đức, lối sống, gắn với bài trừ mê tín, dị đoan, hủ tục lạc hậu, nhất là cho thế hệ trẻ; ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức xã hội và văn hóa ứng xử.

Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt các bộ quy tắc ứng xử trong cơ quan, tổ chức, cộng đồng, địa bàn dân cư. Bảo đảm đủ nguồn lực thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục về đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, đặc biệt là trên không gian mạng.

Phát huy trách nhiệm, tính chuẩn mực và sức ảnh hưởng của văn nghệ sĩ đối với xã hội. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy; tăng cường năng lực, hiệu lực đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, nhất là ở cơ sở; thực hiện tốt chế độ đãi ngộ, bồi dưỡng, chính sách phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ, nghệ nhân trong lĩnh vực văn hóa.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,571 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào