Hướng dẫn tra cứu hóa đơn tiền điện năm 2022? Kiểm tra và khiếu nại như thế nào khi nghi ngờ thiết bị điện đo không đúng?
Quy định của pháp luật về thanh toán tiền điện?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 137/2013/NĐ-CP quy định về thanh toán tiền điện như sau:
“Điều 20. Thanh toán tiền điện
1. Hóa đơn thanh toán tiền điện được lập theo chu kỳ ghi chỉ số công tơ điện. Hình thức thông báo thanh toán tiền điện do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.
2. Trường hợp thiết bị đo đếm điện không chính xác so với tiêu chuẩn quy định, tiền điện phải thanh toán theo quy định tại Điều 23 Luật điện lực, Khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực và được xác định như sau:
a) Nếu xác định được thời gian thiết bị đo đếm điện không chính xác, bên bán điện phải hoàn trả lại tiền điện năng thực tế đã thu vượt hoặc được truy thu tiền điện năng còn thiếu của bên mua điện;
b) Nếu không xác định được thời gian thiết bị đo đếm điện chạy nhanh, bên bán điện phải hoàn trả lại tiền điện đã thu vượt trội theo thời hạn tính toán là 01 chu kỳ ghi chỉ số công tơ điện không bao gồm kỳ đang sử dụng điện nhưng chưa đến ngày ghi chỉ số.
3. Trường hợp bên mua điện sử dụng điện trong thời gian hệ thống thiết bị đo đếm điện bị hư hỏng làm cho công tơ điện ngừng hoạt động, tiền điện phải thanh toán được tính theo điện năng bình quân ngày của 03 chu kỳ ghi chỉ số công tơ điện liền kề trước đó nhân với số ngày thực tế sử dụng điện. Số ngày thực tế sử dụng điện được tính từ thời điểm công tơ ngừng hoạt động được lưu lại trong bộ nhớ của công tơ điện hoặc từ ngày ghi chỉ số công tơ điện gần nhất trong trường hợp công tơ điện không lưu lại được thời điểm ngừng hoạt động đến ngày hệ thống thiết bị đo đếm điện được phục hồi hoạt động.
4. Trường hợp bên mua điện sử dụng điện trong thời gian công tơ điện bị mất thì tiền điện phải thanh toán được tính theo điện năng bình quân ngày của 03 chu kỳ ghi chỉ số công tơ điện liền kề trước đó nhân với số ngày thực tế sử dụng điện, số ngày thực tế sử dụng điện được tính từ ngày ghi chỉ số công tơ điện gần nhất đến ngày công tơ điện được lắp đặt và hoạt động trở lại.
5. Khuyến khích thanh toán tiền điện qua hệ thống ngân hàng, tại địa điểm thu tiền điện của bên bán điện.
6. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tổ chức việc hòa giải tranh chấp về thanh toán tiền điện theo quy định tại Khoản 5 Điều 23 Luật điện lực là Sở Công Thương hoặc cơ quan, tổ chức khác do hai bên thỏa thuận.”
Như vậy, hình thức thông báo thanh toán tiền điện sẽ do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện và Nhà nước khuyến khích thanh toán tiền điện qua hệ thống ngân hàng hoặc thông qua các hệ thống thanh toán online.
Kiểm tra, khiếu nại khi có nghi ngờ thiết bị đo đếm điện không chính xác?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 25 Luật điện 2004 quy định về kiểm tra thiết bị điện theo đó:
- Khi có nghi ngờ thiết bị đo đếm điện không chính xác, bên mua điện có quyền yêu cầu bên bán điện kiểm tra; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên mua điện, bên bán điện phải kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế xong. Trường hợp không đồng ý với kết quả kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế của bên bán điện, bên mua điện có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương tổ chức kiểm định độc lập. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của bên mua điện, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương có trách nhiệm tổ chức việc kiểm định.
- Chi phí cho việc kiểm định thiết bị đo đếm điện theo quy định tại khoản 3 Điều này được thực hiện như sau:
+ Trường hợp tổ chức kiểm định độc lập xác định thiết bị đo đếm điện hoạt động theo đúng Tiêu chuẩn Việt Nam thì bên mua điện phải trả phí kiểm định;
+Trường hợp tổ chức kiểm định độc lập xác định thiết bị đo đếm điện hoạt động không đúng Tiêu chuẩn Việt Nam thì bên bán điện phải trả phí kiểm định.
- Trường hợp tổ chức kiểm định độc lập xác định chỉ số đo đếm của thiết bị đo đếm điện vượt quá số lượng điện sử dụng thực tế thì bên bán điện phải hoàn trả khoản tiền thu thừa cho bên mua điện.
Hướng dẫn tra cứu hóa đơn tiền điện năm 2022? Kiểm tra và khiếu nại như thế nào khi nghi ngờ thiết bị điện đo không đúng?
Hướng dẫn tra cứu hóa đơn tiền điện mới nhất năm 2022?
Có rất nhiều cách tra cứu tiền điện online và cần thực hiện như sau:
- Tra cứu trên website https://cskh.npc.com.vn/:
Bước 1: Truy cập vào website
Bước 2: Nhấn “đăng nhập” trên góc phải màn hình
Bước 3: Chọn đăng nhập
Bước 4: Sau khi đăng nhập xong thì bấm vào mục “tra cứu thông tin”
Bước 5: Bấm vào mục “Tra cứu hóa đơn tiền điện”. Sau đó màn hình sẽ hiện ra mục có kỳ hóa đơn gần nhất
Bước 6: Bấm vào nút hình kính lúp để xem và in hóa đơn điện tử
Bước 7: Bấm vào nút in thông tin hóa đơn
Bước 8: Bấm vào nút tải hóa đơn điện tư
Bước 9: Nhập thông tin kỳ/ tháng/ năm cần để tra cứu các hóa đơn tháng trước
Bước 10: Bấm tra cứu để xem hóa đơn, nếu muốn xem lịch sử thanh toán thì nhấn vào nút xem lịch sử thanh toán.
- Tra cứu thông qua app trên điện thoại:
Bước 1: Tải và cái đặt ứng dụng EVN trên điện thoại
Bước 2: Đăng nhập và tra cứu
Sau khi cài đặt xong ứng dụng của EVN, mở ứng dụng lên và tiến hành đăng nhập vào tài khoản của mình.
Đăng nhập thành công, hãy chọn mục “chỉ số điện tiêu thụ” rồi nhập mã khách hàng và nhấn “kiểm tra”. Sau đó, chọn ngày, tháng, năm mà mình muốn kiểm tra là được.
Như vậy, bạn có thể tra cứu hóa đơn tiền điện đơn giản và nhanh chóng thông qua webside hoặc thông qua app điện thoại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.