Hướng dẫn tổ chức sự kiện 20 11 ý nghĩa? Tổ chức chương trình ngày 20 11 Ngày Nhà giáo Việt Nam như thế nào?
Hướng dẫn tổ chức sự kiện 20 11 ý nghĩa? Tổ chức chương trình ngày 20 11 Ngày Nhà giáo Việt Nam như thế nào?
Xem thêm: Mẫu giấy mời 20/11 dự Lễ tri ân thầy cô kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam năm 2024
Xem thêm: Bài phát biểu 20 11 của giáo viên
Xem thêm: Trang trí bảng tri ân thầy cô 20/11?
Tổ chức sự kiện 20 11 là một dịp ý nghĩa để bày tỏ lòng tri ân đối với thầy cô giáo, những người đã cống hiến cho sự nghiệp "trồng người". Nhiều trường học và cơ quan giáo dục luôn tìm cách tổ chức sự kiện 20 11 sao cho thật đặc biệt và sâu sắc, mang đến niềm vui và động lực cho các thầy cô.
DƯỚI ĐÂY LÀ HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC SỰ KIỆN 20 11 Ý NGHĨA:
TỔ CHỨC SỰ KIỆN 20 11 1. Mục đích Tổ chức buổi lễ trang trọng, ấm cúng để tri ân và bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo. Tạo ra không khí vui tươi, đoàn kết giữa giáo viên và học sinh, giúp thầy cô cảm nhận được sự kính trọng và tình cảm chân thành của học trò. 2. Thời gian và địa điểm - Thời gian: 8h00 - 11h30 ngày 20/11/2024. - Địa điểm: Hội trường chính của trường. 3. Thành phần tham dự - Ban giám hiệu nhà trường. - Toàn thể giáo viên, nhân viên trong trường. - Đại diện phụ huynh. - Học sinh các khối lớp. 4. Nội dung chương trình 7h30 - 8h00: Đón khách, ổn định chỗ ngồi. 8h00 - 8h15: Văn nghệ chào mừng với các tiết mục hát, múa do học sinh biểu diễn. 8h15 - 8h30: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. 8h30 - 8h45: Diễn văn chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam từ đại diện Ban giám hiệu nhà trường. 8h45 - 9h15: Phát biểu tri ân của đại diện học sinh và phụ huynh. 9h15 - 9h45: Lễ tặng hoa, quà và trao bằng khen cho các thầy cô có thành tích xuất sắc trong năm học. 9h45 - 10h15: Chiếu video “Những Người Truyền Cảm Hứng” với các lời cảm ơn, kỷ niệm từ học sinh và phụ huynh dành cho thầy cô. 10h15 - 10h45: Tổ chức trò chơi "Hiểu ý thầy cô" dành cho giáo viên và học sinh, tạo không khí vui vẻ, gắn kết. 10h45 - 11h30: Tiệc trà giao lưu giữa giáo viên và học sinh, chụp ảnh lưu niệm. 5. Phân công nhiệm vụ - Ban tổ chức: Chuẩn bị nội dung chương trình, điều phối tổng thể. - Ban lễ tân: Đón tiếp khách mời, hỗ trợ giáo viên, phụ huynh ổn định chỗ ngồi. - Ban truyền thông: Chuẩn bị video, ảnh và phát sóng trực tiếp buổi lễ trên các kênh truyền thông của trường. - Ban hậu cần: Chuẩn bị hoa, quà, tiệc trà, trang trí hội trường. - Ban văn nghệ: Lên ý tưởng và tập luyện các tiết mục văn nghệ chào mừng. 6. Chuẩn bị trước sự kiện Ngày 10/11 - 15/11: Tập luyện văn nghệ, hoàn thiện video tri ân. Ngày 16/11 - 18/11: Hoàn thiện công tác trang trí hội trường. Ngày 19/11: Tổng duyệt chương trình, kiểm tra âm thanh, ánh sáng. 7. Dự trù kinh phí Trang trí hội trường: 5.000.000 VNĐ. Hoa và quà tặng thầy cô: 10.000.000 VNĐ. Tiệc trà và bánh: 3.000.000 VNĐ. Chi phí khác (in banner, tài liệu, video): 2.000.000 VNĐ. Tổng cộng: 20.000.000 VNĐ. 8. Dự kiến kết quả Thầy cô cảm nhận được sự quan tâm và tri ân từ phía học sinh và phụ huynh. Gắn kết mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên. Tạo không khí vui tươi, đoàn kết trong toàn thể nhà trường. 9. Đánh giá sau sự kiện Tổ chức họp rút kinh nghiệm ngay sau sự kiện. Ghi nhận ý kiến đóng góp của thầy cô, học sinh và phụ huynh để cải thiện cho các năm sau. |
*Lưu ý: Hướng dẫn tổ chức sự kiện 20 11 chỉ mang tính chất tham khảo!
Việc tổ chức sự kiện 20 11 cần có sự chuẩn bị chu đáo từ khâu lên ý tưởng, chuẩn bị nội dung đến phân công nhiệm vụ rõ ràng. Để tổ chức sự kiện 20 11 thêm phần ấn tượng, các đơn vị có thể kết hợp giữa hoạt động văn nghệ, trò chơi giao lưu và các phần quà ý nghĩa.
Hướng dẫn tổ chức sự kiện 20 11 ý nghĩa? Tổ chức chương trình ngày 20 11 Ngày Nhà giáo Việt Nam như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Nguyên tắc tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam sẽ được thực hiện như thế nào?
Việc tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Các hoạt động kỷ niệm được tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức.
2. Chỉ tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống khi có văn bản thành lập hoặc quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền.
3. Chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn. Trường hợp bộ, ngành, cấp tỉnh đồng thời có ngày thành lập, ngày tái lập, ngày truyền thống thì chỉ được lựa chọn một trong các ngày trên để tổ chức kỷ niệm.
4. Không tặng quà và tổ chức chiêu đãi trong các hoạt động kỷ niệm.
Theo đó, ngày 20 11 hằng năm là ngày truyền thống, kỷ niệm của Nhà giáo Việt Nam.
Theo đó, chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm ngày truyền thống vào năm tròn. Năm tròn ở đây được hiểu sẽ là những năm kỷ niệm kết thúc bằng số 0 như 10 năm. 20 năm, 30 năm,... Do đó, việc tổ chức lễ kỹ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam cũng sẽ được tổ chức vào những dịp kỷ niệm 10 năm, 20 năm, 30 năm,...
Tính từ ngày công nhận ngày 20 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam từ năm 1982 đến nay thì ngày 20/11/2024 sẽ là 42 năm kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam. Do đó, ngày 20/11/2024 có thể không tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có thể tổ chức những hoạt động văn nghệ, hội thao để kỷ niệm ngày Ngà giáo Việt Nam 20/11.
Trong hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam thì không được tặng quà và tổ chức hoạt động chiêu đãi.
Ngày nhà giáo Việt Nam 20 11, học sinh có được nghỉ không?
Hiện nay, không có quy định nào về việc học sinh có được nghỉ vào ngày 20/11 hay không, tuy nhiên học sinh sẽ nghỉ căn cứ vào lịch của giáo viên.
Căn cứ vào Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo như quy định trên thì viên chức sẽ có quyền được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ theo quy định của Bộ luật Lao động,
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo như các quy định nêu trên thì giáo viên sẽ được nghỉ làm việc và được hưởng lương ngày nghỉ đó trong các trường hợp sau:
- Nghỉ Tết Dương lịch
- Nghỉ Tết Âm lịch
- Nghỉ ngày Chiến thắng
- Nghỉ ngày Quốc tế lao động
- Nghỉ ngày Quốc khánh
- Nghỉ ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
Theo đó thì ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không nằm trong danh sách các ngày nghĩ lễ theo quy định hiện nay. Do đó, giáo viên sẽ không được nghỉ ngày Nhà giáo Việt Nam.
Như vậy, học sinh cũng sẽ không được nghỉ vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.