Hướng dẫn soạn giáo án năm học 2023-2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà giáo viên trung học cần phải lưu ý?

Tôi muốn hỏi Bộ giáo dục và đào tạo đã có hướng dẫn gì mới trong soạn giáo án năm học 2023-2024 cho giáo viên trung học? - câu hỏi của chị L.Đ.T.L (Tây Ninh).

Hướng dẫn soạn giáo án năm học 2023-2024 của Bộ Giáo dục và đào tạo đối với chương trình giáo dục phổ thông 2018 mà giáo viên cần phải lưu ý?

Theo Công văn 3899/BGDĐT-GDTrH năm 2023 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2023-2024 đối với hai chương trình giáo dục cũ và mới

Theo đó, giáo viên cần phải lưu ý về nhiệm vụ giáo dục trung học trong năm 2023-2024 để soạn giáo án trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau

Nội dung

Yêu cầu

Đối với môn Khoa học tự nhiên

Phân công giáo viên dạy học môn học bảo đảm yêu cầu phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên.

Xây dựng kế hoạch dạy học trong đó bố trí thời gian, thời điểm dạy học các mạch nội dung linh hoạt trong từng học kì phù hợp với việc phân công giáo viên dạy học, bảo đảm tính khoa học, sư phạm và khả năng thực hiện của giáo viên.

Đối với Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

- Ưu tiên phân công giáo viên đảm nhận các nội dung phù hợp với chuyên môn của giáo viên

- Giáo viên đảm nhận nội dung nào được thể hiện trên kế hoạch giáo dục và được tính giờ thực hiện đối với nội dung đó theo phân phối chương trình (không trùng với nhiệm vụ của giáo viên làm chủ nhiệm lớp theo quy định hiện hành).

- Xây dựng kế hoạch giáo dục trong đó xác định cụ thể nội dung hoạt động và thời lượng thực hiện theo từng loại hình hoạt động quy định trong chương trình.

- Linh hoạt thời lượng dành cho các loại hình hoạt động với quy mô tổ chức khác nhau giữa các tuần;

- Phân định rõ thời lượng dành cho hoạt động chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp và các hoạt động giáo dục tập thể khác của nhà trường bảo đảm không trùng với thời lượng thực hiện các nội dung theo chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Đối với Nội dung giáo dục của địa phương

- Ưu tiên phân công giáo viên đảm nhận các nội dung phù hợp với chuyên môn của giáo viên

- Xây dựng kế hoạch dạy học các chủ đề/bài học Nội dung giáo dục của địa phương phù hợp với kế hoạch dạy học các môn học có nội dung liên quan.

Đối với việc tổ chức dạy học các môn học lựa chọn và các chuyên đề học tập lựa chọn cấp trung học phổ thông

- Khuyến khích các nhà trường tổ chức riêng các lớp học theo từng môn học lựa chọn, chuyên đề học tập lựa chọn, linh hoạt bố trí số học sinh theo từng lớp học và xây dựng thời khóa biểu phù hợp để đáp ứng tối đa nguyện vọng của học sinh

- Đẩy mạnh tổ chức tư vấn và cho học sinh đăng kí, lựa chọn môn học phù hợp với năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của học sinh, đảm bảo công khai, minh bạch.

Đối với các môn chuyên trong trường trung học phổ thông chuyên

Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn 4171/BGDĐT-GDTrH năm 2022 về việc hướng dẫn nội dung dạy học các môn chuyên cấp trung học phổ thông.

Hướng dẫn soạn giáo án năm học 2023-2024 của Bộ Giáo dục và đào tạo mà giáo viên trung học cần phải lưu ý?

Hướng dẫn soạn giáo án năm học 2023-2024 của Bộ Giáo dục và đào tạo mà giáo viên trung học cần phải lưu ý? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn soạn giáo án năm học 2023-2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với chương trình giáo dục phổ thông 2006 mà giáo viên cần phải lưu ý?

Tại Công văn 3899/BGDĐT-GDTrH năm 2023 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2023-2024 đối với hai chương trình giáo dục cũ và mới, theo đó, giáo viên cần phải lưu ý về nhiệm vụ giáo dục trung học trong năm 2023-2024 để soạn giáo án trong chương trình giáo dục phổ thông 2006 như sau

- Tiếp tục thực hiện dạy học theo hướng dẫn tại Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH năm 2020. Khi xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, lưu ý bổ trợ các nội dung theo CT GDPT 2018 để chuẩn bị cho học sinh lớp 9 học lên lớp 10 theo CT GDPT 2018.

- Đối với các trường thực hiện mô hình trường học mới, tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn 4068/BGDĐT-GDTrH năm 2016 về việc triển khai mô hình trường học mới từ năm học 2016-2017; Công văn 3459/BGDĐT-GDTrH năm 2017 về việc rà soát, đảm bảo các điều kiện triển khai mô hình trường học mới; Công văn 1461/BGDĐT-GDTrH năm 2019 về việc xét tốt nghiệp học sinh mô hình trường học mới.

- Đối với các trường có tổ chức các lớp song ngữ, tăng cường Tiếng Pháp, tiếp tục thực hiện Chương trình Tiếng Pháp song ngữ ban hành kèm theo Quyết định 3452/QĐ-BGDĐT năm 2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT cho đến hết lớp 12.

- Đối với các lớp chưa thực hiện được môn Ngoại ngữ theo lộ trình quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 2 của Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, tiếp tục thực hiện theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT đến hết lớp 12.

Bộ Giáo dục yêu cầu những gì về xây dựng giáo án trong năm học 2023-2024?

Tại tiểu mục 2 Mục 1 Công văn 3899/BGDĐT-GDTrH năm 2023 có nêu rõ như sau:

Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy học
a) Xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) bảo đảm các yêu cầu về phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học và học liệu, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình dạy học; việc xây dựng kế hoạch bài dạy bảo đảm đủ thời gian để học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập đã đặt ra, tránh việc áp dụng hình thức, khuôn mẫu trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy. Tiến trình dạy học mỗi bài học được xây dựng thành các hoạt động học với mục tiêu, nội dung, sản phẩm học tập cụ thể mà học sinh phải hoàn thành, cách thức thực hiện linh hoạt để tổ chức dạy học phát huy tính tự học, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Đối với môn Lịch sử, cần tăng cường khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu khác nhau để tái hiện, phục dựng lịch sử một cách khoa học, khách quan, chân thực; đồng thời gắn với hoạt động thực hành, thực tiễn nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong học tập môn Lịch sử. Đối với môn Ngữ văn, cần thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo hướng dẫn tại Công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH ngày 21/7/2022 về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông.
b) Khuyến khích tổ chức các hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao trên cơ sở tự nguyện của nhà trường, cha mẹ học sinh và học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và nội dung học tập của học sinh trung học; tăng cường giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy hứng thú học tập của học sinh, bổ sung hiểu biết nhằm bảo vệ, phát huy về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản trong dạy học một số môn học, hoạt động giáo dục phù hợp.
c) Thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và quản lý giáo dục của các cấp theo lộ trình, bao gồm ứng dụng công; nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý quá trình dạy học và quản trị nhà trường.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo có yêu cầu về việc xây dựng giáo án năm học 2023 -2024 cho giáo viên trung học như sau:

- Bảo đảm các yêu cầu về phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học và học liệu, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình dạy học; việc xây dựng kế hoạch bài dạy bảo đảm đủ thời gian để học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập đã đặt ra, tránh việc áp dụng hình thức, khuôn mẫu trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy.

- Tiến trình dạy học mỗi bài học được xây dựng thành các hoạt động học với mục tiêu, nội dung, sản phẩm học tập cụ thể mà học sinh phải hoàn thành, cách thức thực hiện linh hoạt để tổ chức dạy học phát huy tính tự học, chủ động, sáng tạo của học sinh.

- Đối với môn Lịch sử, cần tăng cường khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu khác nhau để tái hiện, phục dựng lịch sử một cách khoa học, khách quan, chân thực; đồng thời gắn với hoạt động thực hành, thực tiễn nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong học tập môn Lịch sử.

- Đối với môn Ngữ văn, cần thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo hướng dẫn tại Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH năm 2022 về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
11,341 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào