Hướng dẫn quy trình, thủ tục rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá với các sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc?
Nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc thuộc đối tượng rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá?
Căn cứ theo quy định tại Mục 2 Thông báo ban hành kèm theo Quyết định 1149/QĐ-BCT năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hàng hóa thuộc đối tượng ra soát việc chống bán pháp giá một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa như sau:
“2. Hàng hóa thuộc đối tượng rà soát việc chống bán pháp giá một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- Mô tả: hàng hóa thuộc đối tượng rà soát là nhôm và các sản phẩm bằng nhôm; hợp kim hoặc không hợp kim; ở dạng thanh, que và hình, đã được đùn ép, đã hoặc chưa xử lý bề mặt, đã hoặc chưa được gia công thêm. Các sản phẩm này có một dạng thù hình, có mạng lập phương, có thể thiết kế theo nhiều hình dạng và mặt cắt khác nhau, có thể tạo ra nhiều màu sắc khác nhau trên bề mặt, có thể tái chế lại.
- Phân loại theo mã số hàng hóa (Mã HS): 7604.10.10; 7604,10.90; 7604.21.90; 7604.29.10; 7604.29.90
- Mức thuế chống bán phá giá hiện hành: Từ 4,39% tới 35,58% tùy thuộc tên nhà sản xuất/xuất khẩu. Mức thuế cụ thể được công bố trên website của Cục Phòng vệ thương mại.”
Như vậy mức thuế chống bán phá giá hiện hành từ 4,39% đến 35,58% áp dụng đối với hàng hóa có mã HS: 7604.10.10; 7604,10.90; 7604.21.90; 7604.29.10; 7604.29.90.
Thời kỳ và cơ sở tiến hành rà soát áp dụng biện pháp chống bán phá giá?
Căn cứ theo quy định tại Mục 3, Mục 4 Thông báo ban hành kèm theo Quyết định 1149/QĐ-BCT năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Thời kỳ và cơ sở tiến hành rà soát việc chống bán pháp giá một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo đó:
- Thời kỳ rà soát: Từ ngày 01 tháng 4 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022
- Cơ sở tiến hành rà soát: Bên yêu cầu là nhóm công ty Xingfa, bao gồm công ty Guangdong Xingfa Aluminium Co., Ltd và các công ty liên kết. Nhóm công ty Xingfa đề nghị Cơ quan điều tra rà soát lại mức thuế chống bán phá giá áp dụng đối với nhóm công ty.
Căn cứ hồ sơ và bằng chứng cung cấp ban đầu về các yêu cầu rà soát nêu trên, theo Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương, Cơ quan điều tra tiến hành rà soát và đưa ra kết luận cuối cùng về việc rà soát.
Hướng dẫn quy trình, thủ tục rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá với các sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?
Quy trình và thủ tục rà soát việc chống bán phá giá một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc?
Căn cứ theo quy định tại Mục 5 Thông báo Ban hành kèm theo Quyết định 1149/QĐ-BCT năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quy trình và thủ tục rà soát việc chống bán pháp giá một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo đó cơ quan điều tra tiến hành các thủ tục rà soát như sau:
- Đăng ký bên liên quan:
+ Căn cứ Điều 6 Thông tư số 37/2014/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 74 Luật Quản lý ngoại thương có thể đăng ký làm bên liên quan trong vụ việc rà soát với Cơ quan điều tra để tiếp cận thông tin lưu hành công khai trong quá trình tiến hành rà soát, gửi các ý kiến bình luận, thông tin và bằng chứng liên quan đến nội dung rà soát được nêu tại Mục 3 Thông báo này.
+ Tổ chức, cá nhân đăng ký bên liên quan theo mẫu Đơn đăng ký bên liên quan ban hành tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 37/2014/TT-BCT và gửi tới Cơ quan điều tra theo địa chỉ nêu tại Thông báo này trong thời hạn sáu mười (60) ngày làm việc kể từ ngày có hiệu lực của quyết định tiến hành rà soát bằng cách gửi công văn chính thức kèm theo Đơn đăng ký bên liên quan theo một trong hai phương thức sau: (i) bưu điện hoặc (ii) thư điện tử.
+ Bên liên quan theo quy định tại Điều 74 Luật Quản lý ngoại thương thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.
- Bản câu hỏi rà soát: Căn cứ Điều 57 Nghị định số10/2018/NĐ-CP:
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định rà soát, Cơ quan điều tra gửi bản câu hỏi điều tra cho các đối tượng sau đây: Bên nộp hồ sơ yêu cầu rà soát; Bên bị đề nghị rà soát (nếu có) và Các bên liên quan khác mà Cơ quan điều tra cho là cần thiết.
+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản câu hỏi điều tra và soát, bên nhận được bản câu hỏi phải gửi bản trả lời đầy đủ cho Cơ quan điều tra. Thời hạn này có thể được Cơ quan điều tra xem xét, gia hạn một lần với thời hạn tối đa không quá 30 ngày trên cơ sở văn bản đề nghị gia hạn của bên đề nghị gia hạn.
+ Bản câu hỏi điều tra được coi là nhận được sau 07 ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan điều tra gửi đi.
- Điều tra tại chỗ
+ Căn cứ khoản 3 Điều 75 Luật Quản lý ngoại thương, trong trường hợp cần thiết, Cơ quan điều tra có quyền tiến hành việc điều tra tại chỗ, bao gồm cả việc điều tra tại nước ngoài nhằm xác minh tính xác thực của thông tin, tài liệu do bên liên quan cung cấp hoặc thu thập thêm thông tin, tài liệu cần thiết để giải quyết vụ việc phòng vệ thương mại.
+ Quy trình, thủ tục điều tra tại chỗ được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.
- Tiếng nói và chữ viết trong quá trình rà soát
+ Tiếng nói và chữ viết dùng trong quá trình rà soát là tiếng Việt. Bên liên quan có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này phải có phiên dịch.
+ Các thông tin, tài liệu không phải bằng tiếng Việt do bên liên quan cung cấp phải được dịch ra tiếng Việt. Bên liên quan phải đảm bảo tính trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung được dịch thuật.
- Bảo mật thông tin: Cơ quan điều tra thực hiện việc bảo mật thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 11 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.
- Hợp tác trong quá trình rà soát:
Căn cứ Điều 10 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP theo đó:
+ Bất kỳ bên liên quan nào từ chối tham gia vụ việc hoặc không cung cấp chứng cứ cần thiết hoặc gây cản trở đáng kể tới việc hoàn thành việc rà soát thì kết luận rà soát đối với bên liên quan đó sẽ dựa trên các cơ sở thông tin sẵn có.
+ Bất kỳ bên liên quan nào cung cấp các chứng cứ không chính xác hoặc gây nhầm lẫn thì các chứng cứ đó sẽ không được xem xét và kết luận rà soát đối với bên liên quan đó sẽ dựa trên cơ sở các thông tin sẵn có.
- Thời hạn rà soát: Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương, thời hạn rà soát không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.
Như vậy, sản phẩm từ nhôm mà doanh nghiệp của bạn nhập khẩu từ Trung Quốc là sản phẩm được rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.