Hướng dẫn người nộp thuế công cụ tra cứu hóa đơn điện tử tại Thông báo 5691/TB-CTTPHCM thế nào?

Hướng dẫn người nộp thuế công cụ tra cứu hóa đơn điện tử tại Thông báo 5691/TB-CTTPHCM thế nào? Thắc mắc của chị Q.H ở Bắc Ninh.

Hướng dẫn người nộp thuế công cụ tra cứu hóa đơn điện tử tại Thông báo 5691/TB-CTTPHCM thế nào?

Ngày 02/4/2024, Cục thuế TP. Hồ Chí Minh có Thông báo 5691/TB-CTTPHCM năm 2024 đẩy mạnh tuyên truyền các chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực hóa đơn điện tử và hướng dẫn người nộp thuế công cụ tra cứu hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CPThông tư 78/2021/TT-BTC.

Theo đó, tại Mục I Thông báo 5691/TB-CTTPHCM năm 2024, hướng dẫn người nộp thuế công cụ tra cứu hóa đơn điện tử như sau:

Cục Thuế Thành phố khuyến cáo người nộp thuế thường xuyên truy cập vào Hệ thống hóa đơn điện tử trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế (hoadondientu.gdt.gov.vn) và ứng dụng “Hóa Đơn Điện Tử TCT” tại App Store (hệ điều hành Ios), tại CH Play (hệ điều hành Android) để tra cứu, đối soát hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra để kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn, kịp thời phát hiện các hóa đơn không hợp pháp.

- Hình ảnh nhận diện ứng dụng “Hóa Đơn Điện Tử TCT” trên App Store (hệ điều hành Ios):

- Hình ảnh nhận diện ứng dụng “Hóa Đơn Điện Tử TCT” trên CH Play (hệ điều hành Android):

Cảnh báo:

Trường hợp người nộp thuế bị chiếm đoạt quyền sử dụng, phát hành hóa đơn điện tử, đề nghị người nộp thuế liên hệ Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh (Phòng Công nghệ thông tin) theo số điện thoại 028 3770 22 88 (bấm phím số 05) để được hỗ trợ kịp thời.

Trường hợp người nộp thuế phát hiện nhận được hóa đơn điện tử khi thực hiện rà soát thường xuyên trên Hệ thống hóa đơn điện tử mà thực tế không có giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ (người bán lập hóa đơn khống), đề nghị người nộp thuế liên hệ đường dây nóng của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh theo số điện thoại 028 3770 22 88 (bấm phím số 06) để được hỗ trợ.

Hướng dẫn người nộp thuế công cụ tra cứu hóa đơn điện tử tại Thông báo 5691/TB-CTTPHCM thế nào?

Hướng dẫn người nộp thuế công cụ tra cứu hóa đơn điện tử tại Thông báo 5691/TB-CTTPHCM thế nào? (Hình từ internet)

Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn bị xử phạt thế nào?

Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn như sau:

- Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Khai sai căn cứ tính thuế hoặc số tiền thuế được khấu trừ hoặc xác định sai trường hợp được miễn, giảm, hoàn thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ hợp pháp;

+ Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng người nộp thuế đã tự giác kê khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế kết thúc thời hạn thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;

+ Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản thanh tra, kiểm tra thuế, biên bản vi phạm hành chính xác định là hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế vi phạm hành chính lần đầu về hành vi trốn thuế, đã khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt và cơ quan thuế đã lập biên bản ghi nhận để xác định là hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế;

+ Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn đối với giao dịch liên kết nhưng người nộp thuế đã lập hồ sơ xác định giá thị trường hoặc đã lập và gửi cơ quan thuế các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết;

+ Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.

Ngoài ra, còn phải chịu các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

+ Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Trường hợp đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;

+ Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

- Trường hợp người nộp thuế có hành vi khai sai theo quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều này nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, tăng số thuế được miễn, giảm hoặc chưa được hoàn thuế thì không bị xử phạt theo quy định tại Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP mà xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ gồm có như sau:

- Đối với công chức thuế

+ Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ;

+ Có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;

+ Nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.

- Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan

+ Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;

+ Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;

+ Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;

+ Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
1,255 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào