Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về việc kiểm soát các cơ sở bán buôn, bán lẻ dược kinh doanh sản phẩm có chứa Methanol?

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, người dân đã dần quen với việc dùng cồn sát khuẩn tay. Hiện nay có nhiều cơ sở bán cồn sát khuẩn có chứa Methanol gây hại cho người tiêu dùng. Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã có những hướng dẫn, chỉ đạo như thế nào? Rất mong được phản hồi, xin cảm ơn!

Methanol là gì?

Tại nội dung Công văn 2377/BYT-QLD do Bộ Y tế ban hành ngày 10/5/2022 về việc tăng cường quản lý đối với sản phẩm có chứa Methanol được mua, bán tại các cơ sở kinh doanh dược, Bộ Y tế có đưa ra định nghĩa về Methanol như sau:

- Methanol là hóa chất được dùng với mục đích chất đốt, chất tẩy rửa dụng cụ, làm dung môi hóa chất xét nghiệm, không phải là thuốc, nguyên liệu làm thuốc và không được sử dụng cho mục đích sát khuẩn trong y tế. Hiện nay, một số cơ sở bán lẻ thuốc có bày bán các sản phẩm có chứa hóa chất Methanol nhầm lẫn với cồn sát trùng hoặc hướng dẫn sử dụng như sản phẩm sát khuẩn ngoài da, sát khuẩn tay dùng trong y tế gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của người dùng và không có hiệu quả sát khuẩn như mong muốn.

Như vậy, những sản phẩm cồn có chứa Methanol không được phép dùng để rửa tay, sát khuẩn để đối phó với dịch bệnh Covid-19.

Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về việc kiểm soát các cơ sở bán buôn, bán lẻ dược kinh doanh sản phẩm có chứa Methanol?

Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về việc kiểm soát các cơ sở bán buôn, bán lẻ dược kinh doanh sản phẩm có chứa Methanol?

Trách nhiệm của Cơ quan nhà nước trong việc quản lý cồn có chứa Methanol?

Trước tình hình các cơ sở bán lẻ thuốc kinh doanh cồn chứa Methanol như một dung dịch sát khuẩn, rửa tay đối phó với dịch Covid-19. Để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho người dân, Bộ Y tế đã có hướng dẫn các Sở Y tế thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các công tác theo mục 1 Công văn 2377/BYT-QLD ngày 10/5/2022 của Bộ Y tế như sau:

- Tăng cường tuyên truyền cho người dân về việc sử dụng các sản phẩm sát khuẩn ngoài da, sát khuẩn tay, phân biệt Methanol và sản phẩm ngoài da, sát khuẩn tay;

- Chỉ đạo các cơ sở kinh doanh thuốc hoặc sản phẩm sát khuẩn ngoài da, sát khuẩn tay dùng trong y tế thực hiện kiểm tra đầy đủ thông tin về thành phần, nhãn mác trước khi mua, bán sản phẩm sát khuẩn ngoài da, sát khuẩn tay. Hướng dẫn cụ thể, đầy đủ cho người mua, bệnh nhân về các lưu ý, đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng sản phẩm sát khuẩn ngoài da, sát khuẩn tay;

- Tăng cường kiểm tra đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm sát khuẩn ngoài da, sát khuẩn tay dùng trong y tế trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở bán lẻ thuốc, đảm bảo việc cơ sở bán lẻ thuốc không được phép kinh doanh, bày bán các sản phẩm có chứa Methanol.

- Chỉ đạo Thanh tra Sở phối hợp với các phòng, ban thuộc Sở và các cơ quan chức năng trên địa bàn như Sở Công Thương, Quản lý thị trường tổ chức kiểm tra, xử phạt các cơ sở kinh doanh có mua, bán Methanol mà giấy đăng ký kinh doanh không có phạm vi kinh doanh hóa chất và không được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất hoặc có các giấy phép nhưng không tuân thủ quy định pháp luật về quản lý hóa chất và các quy định khác có liên quan.

Trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh như thế nào?

Trước tình hình nhu cầu sử dụng cồn y tế để rửa tay, sát khuẩn ngày càng tăng cao của người dân. Nhằm đảm bảo về chất lượng sản phẩm và sức khỏe của người tiêu dụng, Bộ Y tế đã có hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dược thực hiện các công việc theo mục 2 Công văn 2377/BYT-QLD ngày 10/5/2022 của Bộ Y tế như sau:

- Kiểm tra nhãn mác sản phẩm sát khuẩn ngoài da, sát khuẩn tay dùng trong y tế trước khi kinh doanh, phân biệt rõ và tránh nhầm lẫn giữa Methanol với sản phẩm sát khuẩn ngoài da, sát khuẩn tay, không kinh doanh các sản phẩm sản phẩm sát khuẩn ngoài da, sát khuẩn tay dùng trong y tế khi phát hiện thành phần sản phẩm có chứa Methanol;

- Các cơ sở có phạm vi kinh doanh hóa chất và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất phải tuân thủ đầy đủ các quy định về nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, phân loại, ghi nhãn, lập hồ sơ khi kinh doanh Methanol, hỗn hợp có chứa Methanol. Hướng dẫn đầy đủ cho người mua về mục đích sử dụng của Methanol khi có kinh doanh hóa chất này.

Cơ sở sản xuất kinh doanh hóa chất không đủ điều kiện thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo khoản 6 và khoản 8 Điều 16 Nghị định 71/2019/NĐ-CPđiểm đ khoản 7 Điều 1 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định:

“Điều 16. Vi phạm quy định về hoạt động sản xuất, kinh doanh theo Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
….
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp hoặc tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp bị viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 5 và khoản 6 Điều này.

Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 71/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 4. Quy định về mức phạt tiền tối đa, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân thực hiện. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”

Theo đó, cơ sở kinh doanh hóa chất mà không có giấy phép thì sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Mức phạt tiền này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân thực hiện. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Ngoài ra, còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,797 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào