Hướng dẫn mới nhất 2023 về thời gian hưởng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN của người lao động như thế nào?
- Hướng dẫn mới nhất về thời gian hưởng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN của người lao động hưởng chế độ thai sản?
- Đơn vị được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất thì có phải đóng quỹ BHXH không?
- NLĐ không hưởng lương từ 14 ngày trở lên hoặc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên có được tham gia BHXH không?
Hướng dẫn mới nhất về thời gian hưởng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN của người lao động hưởng chế độ thai sản?
Ngày 28/4/2023, BHXH TPHCM có Công văn 1952/BHXH-TST năm 2023 hướng dẫn thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT, trong đó, có hướng dẫn về thời gian hưởng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN của người lao động hưởng chế độ thai sản như sau:
- Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN, BHTNLĐ, BNN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động;
+ Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.
+ Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
- Trường hợp HĐLĐ hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến khi HĐLĐ hết thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH; thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản sau khi HĐLĐ hết thời hạn không được tính là thời gian đóng BHXH.
- Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi không được tính là thời gian đóng BHXH.
- Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
- Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người lao động và đơn vị vẫn phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
Hướng dẫn mới nhất 2023 về thời gian hưởng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN của người lao động?
Đơn vị được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất thì có phải đóng quỹ BHXH không?
Tại Công văn 1952/BHXH-TST năm 2023 có hướng dẫn như sau:
Quy định quản lý thu:
...
6.8. Đơn vị được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ BHYT, quỹ BHTN. Hết thời hạn được tạm dừng đóng, đơn vị tiếp tục đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đã đăng ký và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tiền đóng bù không bị tính lãi chậm đóng.
Trong thời gian được tạm dừng đóng, nếu có người lao động nghỉ việc, di chuyển hoặc giải quyết chế độ BHXH thì đơn vị đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi chậm đóng (nếu có) đối với người lao động đó để xác nhận sổ BHXH.
Theo đó, đơn vị được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ BHYT, quỹ BHTN.
Hết thời hạn được tạm dừng đóng, đơn vị tiếp tục đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đã đăng ký và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Trong thời gian được tạm dừng đóng, nếu có người lao động nghỉ việc, di chuyển hoặc giải quyết chế độ BHXH thì đơn vị đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi chậm đóng (nếu có) đối với người lao động đó để xác nhận sổ BHXH.
NLĐ không hưởng lương từ 14 ngày trở lên hoặc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên có được tham gia BHXH không?
Tại Công văn 1952/BHXH-TST năm 2023 có hướng dẫn về thời gian hưởng BHXH như sau:
Quy định quản lý thu:
6.1. Người lao động làm việc theo chế độ 26 ngày công hoặc 24 ngày công hoặc 22 ngày công mà có thời gian không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
6.2. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
Theo đó, người lao động làm việc theo chế độ 26 ngày công hoặc 24 ngày công hoặc 22 ngày công mà có thời gian không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH
Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.