Hướng dẫn lập hóa đơn và chính sách thuế GTGT đối với hàng hóa thuộc diện không chịu thuế GTGT khâu nhập khẩu như thế nào?

Hướng dẫn lập hóa đơn và chính sách thuế GTGT đối với hàng hóa thuộc diện không chịu thuế GTGT khâu nhập khẩu như thế nào? Thắc mắc của anh D.C ở Long Biên.

Hướng dẫn lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ tại Công văn 64877/CTHN-TTHT bởi Cục thuế thành phố Hà Nội ra sao?

Ngày 07/9/2023, Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành Công văn 64877/CTHN-TTHT năm 2023 hướng dẫn về việc lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ.

Theo đó, tại Công văn 64877/CTHN-TTHT Cục thuế thành phố Hà Nội hướng dẫn về việc lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ như sau:

Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, Công ty phải lập hóa đơn để giao cho người mua theo quy định tại Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phů.

Trường hợp hàng hóa thuộc diện không chịu thuế GTGT khâu nhập khẩu theo quy định tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 26/2015/TT-BTC, Thông tư 130/2016/TT-BTC, Thông tư 25/2018/TT-BTC) nếu thay đổi mục đích sử dụng phải kê khai, nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu theo quy định với cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan. Tổ chức bán hàng hóa ra thị trường nội địa phải kê khai, nộp thuế GTGT với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại khoản 26 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Hướng dẫn lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ tại Công văn 64877/CTHN-TTHT bởi Cục thuế thành phố Hà Nội ra sao? (Hình từ internet)

Bên bán phải lập hóa đơn cho bên mua trong mọi trường hợp đúng không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:

Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì thông thường khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ.

Tuy nhiên trường hợp hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì không phải lập hóa đơn.

Có bao nhiêu loại hóa đơn theo quy định?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cóc các loại hóa đơn sau:

(1) Hóa đơn giá trị gia tăng

Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

- Hoạt động vận tải quốc tế;

- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

(2) Hóa đơn bán hàng

Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:

- Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:

+ Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

+ Hoạt động vận tải quốc tế;

+ Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

+ Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.

(3) Hóa đơn điện tử bán tài sản công

Hóa đơn điện tử bán tài sản công được sử dụng khi bán các tài sản sau:

- Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (bao gồm cả nhà ở thuộc sở hữu nhà nước);

- Tài sản kết cấu hạ tầng;

- Tài sản công được Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

- Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;

- Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;

- Tài sản công bị thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;

- Vật tư, vật liệu thu hồi được từ việc xử lý tài sản công.

(4) Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia

Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia được sử dụng khi các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống cơ quan dự trữ nhà nước bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.

(5) Các loại hóa đơn khác, gồm:

- Tem, vé, thẻ có hình thức và nội dung quy định tại Nghị định này;

- Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này có hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

(6) Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như:

- Hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

- Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.

Tải Công văn 64877/CTHN-TTHT năm 2023 tại đây.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
1,304 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào